Tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch

Tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch

Thông Tin Kinh Tế

Tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch

Sáng 17/11, Báo Nhân Dân phối hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Triển khai giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch”.

Trong năm 2021, thị trường lao động nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Đồng thời, thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so quý trước và cùng kỳ do những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến hết quý  III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm.  Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý III lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời nhằm ứng phó với dịch bệnh, phát triển kinh tế gắn liền với với bảo đảm an sinh xã hội.

Với mong muốn góp phần đưa các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, Báo Nhân Dân phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến mang chủ đề “Triển khai giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch”. Qua đó, nhằm ghi nhận những ý kiến đóng góp thẳng thắn, những kinh nghiệm thực tiễn từ đại diện người lao động, người sử dụng lao động, các nhà quản lý, chuyên gia để làm rõ hơn ý nghĩa, nội dung, cũng như lộ trình, bước đi trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động sau đại dịch.

Chương trình có sự tham gia của đại diện các cơ quan như: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cũng như các doanh nghiệp.

Hỏi: Thưa TS Ngô Quỳnh An, Bà đánh giá như thế nào về tình trạng dịch chuyển trên của người lao động? Những nguyên nhân chính là do đâu, liệu có phải do những lỗ hổng trong chính sách an sinh xã hội? Dịch Covid-19 cũng tạo nên nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong và sau các làn sóng dịch. Chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới?

Tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch -0

TS Ngô Quỳnh An, Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực (Đại học Kinh tế quốc dân)

Với tư cách là 1 chuyên gia nghiên cứu về thị trường lao động, tôi xin chia sẻ một số quan điểm như sau.

Thứ nhất, khi dịch Covid-19 xảy ra một cách đột ngột thì có nguy cơ xóa đi toàn bộ thành tựu dựa trên cơ sở sáng kiến của nhân loại trong việc tổ chức xã hội, tổ chức các hoạt động kinh tế và tổ chức thị trường lao động dựa trên các chuỗi giá trị và có một mối liên kết ngày càng chặt chẽ, ngày càng rộng, thường được gọi là “toàn cầu hóa, hội nhập”.

Chính mối liên kết này với cách chúng ta tổ chức lao động, tổ chứccung ứng dịch vụ an sinh xã hội dựa thì đều dựa trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp, dựa trên cơ sở di chuyển lao động một cách tự do. Do đó, khi dịch Covid-19 xuất hiện thì chính quá trình tiếp xúc trực tiếp và di chuyển lao động tự do lại làm lây lan virus diện rộng thì giải pháp cuối cùng của chúng ta là hạn chế sự di chuyển cũng như hạn chế sự tiếp xúc.

Chính vì sự thay đổi đột ngột như trên dẫn đến việc cần phải thay đổi cách thức để chúng ta kết nối với nhau, như kết nối với nhau từ xa, trên Internet thay vì kết nối và tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Như vậy, không phải là chúng ta không có các chính sách an sinh xã hội, chính sách quản lý thị trường lao động hợp lý mà vấn đề đặt ra là chúng ta cần tổ chức các chính sách đó, tổ chức cách thức quản lý đó theo một phương thức khác để thích ứng với dịch Covid-19, bởi vì không ai có thể khẳng định là đại dịch này kết thúc khi nào.

Chính vì vậy, chúng ta bắt buộc phải có các giải pháp thích ứng, từ quy mô quốc gia đến địa phương, đến từng doanh nghiệp và từng người lao động đều bắt buộc phải nâng cao năng lực để thích ứng với dịch, chuyển từ tiếp xúc trực tiếp và di chuyển tự do sang kết nối từ xa, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Thứ hai, khi đại dịch xảy ra, chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của sự bình đẳng, mà chúng tôi vẫn gọi là “bình đẳng Covid” hay “bình đẳng hoàn hảo”.

Tôi lấy thí dụ, trong cộng đồng chỉ cần 1 người ở bất kỳ vị trí nào, ở trình độ nào có rủi ro, chưa được bảo đảm an toàn thì dẫn đến cả cộng đồng rủi ro. Như vậy thì nhiệm vụ đặt ra là cần hỗ trợ người lao động nhập cư, là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương vì có thu nhập thấp, thu nhập bấp bênh, không có bảo hiểm xã hội nhất là lao động trong khu vực phi chính thức… có tỷ lệ rủi ro sức khỏe rất cao. Bởi vì, khi chúng ra không bảo vệ và hỗ trợ được nhóm này trước rủi ro thì có nghĩa là cả cộng đồng đó, cả địa phương đó có rủi ro.

Chính vì vậy, nhiệm vụ “hòa nhập” và hỗ trợ để nhóm đối tượng này an toàn trong đại dịch là nhiệm vụcủa cộng đồng đó, của địa phương đó nhằm mang lại an toàn cho chính cộng đồng, địa phương đó, chứ không phải là từ thiện hay giúp đỡ nữa.

Tôi cho rằng có mấy điểm cần lưu ý: thứ nhất là chúng ta cần thay đổi phương thức tổ chức lao động, cung ứng các dịch vụ an sinh xã hội; thứ hai là cần nhận thức rõ ràng về vai trò của bình đẳng để giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội.

Hỏi: Thưa PGS,TS Giang Thanh Long, dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông nhận xét gì về các chính sách hỗ trợ của Chính phủ với người lao động và người sử dụng lao động để vượt qua những khó khăn trong dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua, nhất là trong năm 2021 này, như các gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42, Nghị quyết 68, Nghị quyết 116? Mong ông chia sẻ về kinh nghiệm của một số quốc gia khi triển khai các gói hỗ trợ trong đại dịch vừa qua?

Tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch -0

PGS, TS Giang Thanh Long

PGS, TS Giang Thanh Long: Xin cảm ơn nhà báo, cảm ơn Báo Nhân Dân, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội đã mời tôi tham gia Tọa đàm rất có ý nghĩa hôm nay. Với tư cách là một chuyên gia nghiên cứu về an sinh xã hội, tôi cho rằng đây là cơ hội tốt để chúng tôi chuyển tải thông điệp trong quá trình chúng tôi nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội.

Qua bài phát biểu của Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng như ý kiến của TS Vũ Minh Tiến, chúng ta thấy được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và tất cả các Bộ, ban, ngành và chính quyền các tỉnh đối với người lao động trong quá trình chống dịch, đặc biệt là trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư đến bây giờ, chúng ta đối mặt với nhiều khó khăn.

Về các chính sách, tôi đồng ý với TS Vũ Minh Tiến là kịp thời thiết thực và thuận lợi hơn cho người laođộng để tiếp cận với chính sách này. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu và cũng là người khảo sát những vấn đề có liên quan đến chính sách thì ngoài những việc chúng ta đã làm được rồi thì có một vài vấn đề chúng ta cần chú ý.

Thứ nhất, mặc dù chúng ta đã tiếp cận nhiều người lao động như Thứ trưởng Lê Văn Thanh đã nói chúng ta có chú trọng rất nhiều đến người lao động ở khu vực chưa chính thức là những người không có hợp động lao động hoặc không tham gia bảo hiểm. Đây là nhóm đối tượng tổn thương nặng do đại dịch suốt hai năm qua đặc biệt trong đợt dịch lần thứ tư. Bởi lý do đơn giản khi chúng ta đóng cửa nền kinh tế, giãn cách xã hội thì lập tức những người trong khu vưc phí chính thức sẽ lập tức mất sinh kế. Khi mất sinh kế, họ không có nguồn bù đắp giống như những người được hưởng bảo hiểm xã hội như bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, đã có một nhóm đối tượng được tiếp cận với gói hỗ trợ này.

Tuy nhiên, theo báo cáo Tổng cục thống kê, quý II/2021, là quý chúng ta có tỷ lệ lao động phi chính thức nhiều nhất trong ba năm trở lại đây, với tỷ lệ 57,4%. Có thể thấy hàng chục triệu người lao động được coi là lao độngphi chính thức. Như vậy, với con số ông Thanh nói vẫn còn một số lượng khá lớn lao động phi chính thức chưa tiếp cận hoặc tiếp cận chậm với chính sách mà chúng ta mong muốn. Bởi đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận dẫn đến tình trạng một số chính quyền địa phương dùng các phương pháp rất thủ công là lên danh sách, xác nhận đối tượng, đáng lẽ chúng ta phải cập nhật ngày hôm nay để có thể “sống sót” được nhưng do quá trình làm thủ công như vậy chúng ta xác định sai đối tượng hoặc đối tượng được nhận  chậm hơn so với dự kiến.

Hiện nay, chúng ta đang hỗ trợ mức độ nhận 1 lần trong 3 tháng. Các đối tượng này thông thường chỉ được nhận là 500 nghìn đồng/lần, một số địa phương có thể hỗ trợ đến 1 triệu đồng. Như vậy, khi giãn cách kéo dài, các hộ gia đình họ không phải là những người nghèo cũng không phải những người nghèo (trong thuật ngữ an sinh xã hội chúng tôi gọi là nhóm ở giữa mất tích), họ không nằm trong bất kỳ nhóm nào chính thức của bảo hiểm xã hội. Do đó khi họ mất sinh kế họ đối mặt với nhiều khó khăn, với mức hỗ trợ như hiện nay việc duy trì trong vòng ba, bốn tháng liền thì rất khó.

Khảo sát của Ban 4 Hội đồng cải cách hành chính quốc gia, cải cách doanh nghiệp, khảo sát với hơn 40 nghìn lao động bị thất nghiệp thì trên 55% nói rằng họ chỉ duy trì cuộc sống chúng ta trong vòng 1 tháng nếu tiếp tục mất việc như bây giờ. Điều đó có nghĩa là nếu tiếp tục mất việc thì họ cực kỳ khó khăn. Mức hỗ trợ mặc dù rất động viên nhưng có thể nói nếu đại dịch kéo dài thì họ đối mặt rất nhiều khó khăn với mức hỗ trợ như thế.

Kinh nghiệm quốc tế, theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế ngày 1/1/2021, có 209 quốc gia và khu vực trên thế giới đã thực hiện hơn 1.700 chính sách khác nhau. Việt Nam đóng góp khá nhiều trong số đó. Trong đó, có các chính sách như chúng ta đã nêu: Nghị quyết 42, Nghị quyết 68, Nghị quyết 116…  Chúng ta có khoảng hơn 50 chính sách khác nhau của các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành mang tính chất đặc trưng cho các công việc, trong đó hỗ trợ một phần cho các lao động.

Các quốc gia khác cũng giống như Việt Nam là những quốc gia có tỷ lệ lao động phi chính thức lớn. Thí dụ như quốc gia gần với chúng ta là  Thái Lan, tháng 4/2020 họ công bố gói hỗ trợ là 117 tỷ bath tương đương với khoảng 3 tỷ USD. Họ hỗ trợ tất cả những người lao động phi chính thức với mức 5.000 bath, tương đương với khoảng 125 USD. Họ làm như thế nào? Giống hệt như Việt Nam là số người lao động phi chính thức cực kỳ khó khăn trong việc xác định.

Thay vì để chính quyền địa phương, Bộ Lao động, hay bất kỳ một cục nào đó về vấn đề lao động phải đi xác định thì người lao động đăng ký để nhận những gói hỗ trợ đó vào các ngân hàng thí dụ như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách hoặc trên các website do Bộ Lao động của Thái Lan đưa ra, thí dụ như những website chuyên đăng ký về lao động thất nghiệp, những đối tượng được hưởng người ta sẽ đăng ký vào đó. Sau khi có thông tin thì chính quyền địa phương họ rất đơn giản để xác định. Sau khi công bố website chỉ sau 1 tuần có 28 triệu người đăng ký nhận. Sau khi sàng lọc chỉ còn 14 triệu người được hưởng còn lại 14 triệu người trùng với các chính sách khác. Như vậy thuận lợi rất nhiều và quá trình này số hóa tất cả người lao động. Như vậy, nhờ Covid-19 có nhiều người lao động phi chính thức trước đây thì bây giờ được số hóa cực tốt cho Thái Lan.

Nước thứ hai là Indonesia, họ cũng công bố một gói hỗ trợ tương đương với khoảng hơn 600 triệu USD. Đây là quốc gia vạn đạo nên xácđịnh lao động phi chính thức rất là khó khăn. Họ cũng số hóa tất cả các nghiên cứu này, họ yêu cầu những người đăng ký đi vào các nhóm trong khu vực mình đang sống. Từ đó, người ta dễ dàng đăng ký và chính quyền địa phương xác định có đúng hay không thì sẽ dễ dàng xác nhận được đối tượng. Do đó việc triển khai các chính sách ở Indonesia rất hiệu quả, chỉ trong vòng ba tháng họ đã cung cấp được hỗ trợ khoảng hơn 12 triệu người lao động và người sử dụng lao động với mức hỗ trợ khoảng 175 USD 1 người. 

Tất cả quốc gia giống như chúng ta họ có một lực lượng lao động phi chính thức rất lớn. Đây là đối tượng bị tổn thương rất mạnh do dịch bệnh Covid-19 ở các nước này. Chính vì vậy, việc chúng ta vẫn đang nói việc số hóa tất cả các hoạt động trong đó có hoạt động đăng ký người lao động là cực kỳ quan trọng. Từ đó, chúng ta xác định được ai là người thực sự cần . Thứ hai đây là cơ hội tốt để chúng ta cho mọi người thấy rằng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là “tấm nệm” hỗ trợ cho người lao động trong quá trình gặp khó khăn. Đây là cơ hội tuyệt vời để cho mọi người thấy rằng ai chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì nên tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội theo đúng kế hoạch của Nghị quyết 28/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trích nguồn: nhandan.vn

Đang tuyển sinh