Tọa đàm thường niên Mạng lưới Tăng trưởng tương thích với khí hậu (CCG) Việt Nam năm 2024

Tọa đàm thường niên Mạng lưới Tăng trưởng tương thích với khí hậu (CCG) Việt Nam năm 2024

Bản tin NEU

Tọa đàm thường niên Mạng lưới Tăng trưởng tương thích với khí hậu (CCG) Việt Nam năm 2024

Ngày 9 – 10/7/2024, Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Chương trình nghiên cứu Tăng trưởng thích ứng với khí hậu (Climate Compatible Growth) – Vương quốc Anh đồng tổ chức Tọa đàm thường niên Mạng lưới Tăng trưởng thích ứng với khí hậu Việt Nam 2024.

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Toạ đàm, về phía đại biểu ngoài trường có, bà Sara Hamid – Cố vấn trưởng về năng lượng cho Hiệp định Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam (JETP); bà Phan Thị Liên Hương – Quản lý Chương trình Nghiên cứu và Đổi mới; bà Lê Thị Bích Ngọc – Tùy viên năng lượng, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội; GS. Yacob Mulugetta – Giám đốc Quan hệ đối tác & Trưởng nhóm Hợp tác Quốc tế CCG, Đại học London; TS. Kirsty Mackinlay – Trưởng nhóm Đối tác Quốc gia phụ trách các nước Zambia, Lào và Việt Nam, Đại học Cambridge; TS. Naomi Tan – Chuyên gia của CCG, Đại học Loughborough; TS. Pu Yang – Chuyên gia CCG, Đại học Oxford; GS. Khamphone Nanthavong và TS. Sounthisack Phommachanh – Điều phối viên quốc gia Mạng lưới CCG Lào, Đại học Quốc gia Lào; bà Juhi Saini – Phó Giám đốc và ông Anoop Zachariah – Trưởng bộ phận Tư vấn các giải pháp khử carbon, Tập đoàn ReNew, Ấn Độ; cùng hơn cùng hơn 120 đại biểu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện nhiều doanh nghiệp, trường Đại học, Viện nghiên cứu từ Bắc vào Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Đỗ Thị Hải Hà – Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý công; GS.TS Đinh Đức Trường – Trưởng Khoa Môi trường, BĐKH và Đô thị; cùng đại diện lãnh đạo các Trường thành viên, các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm, các tổ chức chính trị – xã hội trong toàn trường.

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Tọa đàm

Thay mặt lãnh đạo Trường, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu chào mừng các đại biểu, các chuyên gia và các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đến tham dự Tọa đàm thường niên Mạng lưới Tăng trưởng thích ứng với khí hậu (CCG) Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu đánh giá cao các kết quả mà Mạng lưới CCG Việt Nam, Nhóm đối tác quốc gia CCG toàn cầu, Hiệp hội Đối tác Đại học (đứng đầu là Đại học Loughborough và các Đại học Luân Đôn, Oxford, Cambridge, Imperial, Đại học Mở, Viện Công nghệ Hoàng gia KTH – Thụy Điển) đã triển khai thực hiện trong vòng một năm qua. Bằng chứng là đã có tổng số 05 đề xuất dự án của Việt Nam đã được phê duyệt và đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu; hàng loạt các chuỗi hội thảo, tọa đàm, họp tham vấn trực tiếp và trực tuyến được diễn ra nhằm cung cấp các thông tin đầu vào, kết nối các chuyên gia trong nước với quốc tế.

Trong thời gian tới, PGS Phó Hiệu trưởng mong muốn Mạng lưới CCG Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò cùng sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh Việt Nam để trở thành đầu mối kết nối có hiệu quả giữa các nhóm đối tác trong nước với các đối tác quốc tế. Qua đó, đề xuất và thực hiện nhiều hơn nữa các dự án nghiên cứu cung cấp các bằng chứng, hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng tâm như năng lượng, giao thông, các quá trình công nghiệp, kinh tế tuần hoàn và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu cũng bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực và đóng góp quan trọng của Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Ban điều phối CCG Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học đối tác ở Anh với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và hy vọng mối quan hệ hợp tác này sẽ mở rộng, đóng góp vào sự phát triển chung của các bên.

Bà Sara Hamid – Cố vấn trưởng JETP về năng lượng, Đại sứ quán Anh phát biểu chào mừng

Trong bài phát biểu của mình, bà Sara Hamid – Cố vấn trưởng JETP về năng lượng, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã gửi lời cảm ơn và bày tỏ sự ấn tượng trong lần đầu đến với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; đồng thời gửi lời chúc mừng sâu sắc đến các thành viên mạng lưới CCG vì sự tiến bộ và thành tích đạt được trong năm hợp tác đầu tiên. Bà Sara Hamid nhấn mạnh quá trình tiến tới net zero của Việt Nam vào 2050 sẽ phức tạp, nhiều thách thức và đòi hỏi phải lập kế hoạch và đầu tư dài hạn. Theo đó, bà Sara Hamid vui mừng khi thấy chương trình CCG của chính phủ Anh và đối tác là Mạng lưới CCG tại Việt Nam đã nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu chuyển đổi xanh quan trọng và mong chờ được thấy các kết quả cũng như các tác động tích cực từ các nghiên cứu này trong thời gian tới.

TS. Kirsty Mackinlay – Trưởng nhóm Đối tác Quốc gia phụ trách Zambia, Lào và Việt Nam, Chương trình của CCG và CGE cập nhật thông tin về mạng lưới CCG toàn cầu

Tại phiên toàn thể đầu tiên, GS. Yacob Mulugetta – Giám đốc Quan hệ đối tác & Trưởng nhóm Hợp tác Quốc tế CCG và TS. Kirsty Mackinlay – Trưởng nhóm Đối tác Quốc gia phụ trách các nước Zambia, Lào và Việt Nam đã cập nhật thông tin về tổ chức hoạt động, các quỹ tài trợ nghiên cứu của mạng lưới CCG toàn cầu. Theo đó, 95 triệu Bảng Anh sẽ được Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung & Phát triển của Vương quốc Anh (FCDO) tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo đến 2030. Trong đó, tại Việt Nam, các lĩnh vực trọng tâm mà CCG định hướng các tổ chức, cá nhân đề xuất nghiên cứu hướng tới Net zero bao gồm chuyển đổi năng lượng, giao thông xanh, kinh tế tuần hoàn và trong thời gian tới sẽ bao gồm cả chủ điểm thị trường carbon.

TS. Nguyễn Hoàng Nam – Điều phối viên quốc gia Mạng lưới CCG Việt Nam cập nhật các kết quả đã thực hiện trong thời gian qua và kế hoạch hoạt động trong năm 2024

Trong phần trình bày tại Toạ đàm, TS. Nguyễn Hoàng Nam – Điều phối viên quốc gia Mạng lưới CCG Việt Nam đã chia sẻ về các hoạt động đã triển khai, các dự án đang thực hiện, các mục tiêu cụ thể và kế hoạch trong năm 2024 của mạng lưới CCG Việt Nam, mục tiêu của buổi Tọa đàm thường niên năm nay. Theo đó, mạng lưới CCG Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện và hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu có tính thực tiễn cao tại Việt Nam dựa trên các ưu tiên của Chiến lược quốc gia của CCG; Tổ chức các tọa đàm, hợp tác với các trường và chuyên gia thuộc CCG toàn cầu để xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn tại Đại học Kinh tế Quốc dân và các cơ sở đào tạo khác; Chia sẻ các công cụ, mô hình, sản phẩm của CCG, để tăng cường năng lực cho các bên liên quan tại Việt Nam; Cung cấp thông tin và hỗ trợ các nhóm nghiên cứu đề xuất với các quỹ/gói tài trợ của CCG; Kết nối với các Mạng lưới CCG tại quốc gia khác.

Cũng trong phiên toàn thể của ngày thứ nhất, các đại biểu tham dự Tọa đàm đã lắng nghe các bài cập nhật chính sách cho các lĩnh vực vực ưu tiên tại Việt Nam và thông tin về các chủ đề ưu tiên, thời gian nộp đề xuất mà CCG toàn cầu sẽ tài trợ cho các nghiên cứu trong năm 2024. Cụ thể, (1) TS. Sounthisack Phommachanh – CCG Lào trình bày chủ đề “Cơ hội và rào cản đối với tham vọng tăng trưởng xanh của Lào”; (2) ông Phạm Nam Hưng – Cục Biến đổi khí hậu trình bày chủ đề “Quy định hiện hành về kiểm kê khí nhà kính, MRV và lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”; (3) TS. Nguyễn Linh Đan – Đại học Bách Khoa trình bày chủ đề “Cập nhật chính sách năng lượng tại Việt Nam và các thách thức”; (4) TS. Trần Đại Nghĩa – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, nông thôn, MARD trình bày chủ đề “Các thách thức trong chuyển đổi nông nghiệp ít phát thải”; (5) TS. Lại Văn Mạnh – Viện Chiến Lược Chính Sách Tài Nguyên & Môi Trường, MONRE trình bày chủ đề “Thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu net-zero ở Việt Nam”; (6) TS. Kirsty Mackinlay – Trưởng nhóm Đối tác Quốc gia CCG cập nhật về chủ đề ưu tiên của Quỹ nghiên cứu linh hoạt (FRF) và kêu gọi đề xuất trong năm 2024.

TS. Sounthisack Phommachanh trình bày chủ đề “Cơ hội và rào cản đối với tham vọng tăng trưởng xanh của Lào”

Ông Phạm Nam Hưng trình bày chủ đề “Quy định hiện hành về kiểm kê khí nhà kính, MRV và lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”

TS. Nguyễn Linh Đan trình bày chủ đề “Cập nhật chính sách năng lượng tại Việt Nam và các thách thức”

TS. Trần Đại Nghĩa trình bày chủ đề “Các thách thức trong chuyển đổi nông nghiệp ít phát thải”

TS. Lại Văn trình bày chủ đề “Thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu net-zero ở Việt Nam”

Buổi chiều cùng ngày, 4 phiên thảo luận song song theo 4 chủ đề: Chuyển đổi năng lượng, Giao thông bền vững, Kinh tế tuần hoàn và Thị trường carbon đã được tổ chức nhằm mục đích thảo luận về các cơ hội và thách thức của các các lĩnh vực này cho tham vọng net zero của Việt Nam.

Các đại biểu thảo luận về các chủ đề trọng tâm cho quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam

Trong ngày thảo luận thứ hai, tại các phiên toàn thể, các đại biểu tham dự Tọa đàm đã lắng nghe các bài chia sẻ và cập nhật của 4 dự án đã và đang được triển khai thực hiện tại Việt Nam bao gồm (1) Dự án “Chuyển đổi Kinh tế carbon thấp tại Việt Nam: Các tác động kinh tế vĩ mô”; (2) Dự án “Mô hình tài chính cho xe buýt điện đô thị ở Việt Nam”; (3) Dự án “Làm mát bền vững tại các tòa nhà phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”; (4) Dự án “Phân tích dòng vật chất trong ngành bao bì tại Việt Nam”. Đồng thời, các chuyên gia của CCG cũng đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu liên quan tại Việt Nam bao gồm (1) Nghiên cứu của TS Naomi – Đại học Loughborough (UK) về chủ đề “Các công cụ mô hình hóa và lộ trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử cacbon trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam“; (2) Nghiên cứu của TS Pu Yang – Đại học Oxford (UK) về chủ đề “Khai phá các giá trị ngoài lợi nhuận: Lợi tức xã hội khi đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam”. Đại diện cho Mạng lưới CCG Việt Nam, Giáo sư Đinh Đức Trường đã chia sẻ chủ đề “Lý thuyết sự thay đổi và cách thức đánh giá tác động của dự án”.

TS. Hà Kiều Oanh trình bày kết quả sơ bộ dự án “Chuyển đổi Kinh tế carbon thấp tại Việt Nam: Các tác động kinh tế vĩ mô”

Bà Lã Trà Linh trình bày kết quả sơ bộ dự án “Mô hình tài chính cho xe buýt điện đô thị ở Việt Nam”

TS. Trịnh Quốc Dũng trình bày kết quả sơ bộ dự án “Làm mát bền vững tại các tòa nhà phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”

ThS. Nguyễn Thế Thông trình bày kết quả sơ bộ dự án “Phân tích dòng vật chất trong ngành bao bì tại Việt Nam”

TS. Pu Yang – Đại học Oxford trình bày kết quả nghiên cứu “Khai phá các giá trị ngoài lợi nhuận: Lợi tức xã hội khi đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam”

TS. Naomi – Đại học Loughborough về chủ đề “Các công cụ mô hình hóa và lộ trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử cacbon trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam”

GS.TS Đinh Đức Trường trình bày chủ đề “Lý thuyết sự thay đổi và cách thức đánh giá tác động của dự án”

Dựa trên các kết quả ban đầu và kinh nghiệm của dự án đi trước, kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế; hướng dẫn của Mạng lưới CCG Việt Nam, bốn phiên thảo luận song song, phân theo các nhóm (1) các cơ quan quản lý; (2) các doanh nghiệp; (3) các trường đại học, viện nghiên cứu; (4) các tổ chức phi chính phủ và công chúng đã được tổ chức trong ngày thứ hai. Tại các phiên thảo luận này, từ góc nhìn của mình, các đại biểu đã thảo luận và đề xuất các dự án tiềm năng phù hợp với các chủ đề ưu tiên của Quỹ nghiên cứu linh hoạt – FRF 2024. 

Các đại biểu thảo luận tại phiên song song

Các đại biểu tham dự Toạ đàm cùng chụp ảnh lưu niệm

Cũng trong khuôn khổ chương trình Toạ đàm, trước đó PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị đã có buổi tiếp đón thân mật và trò chuyện với GS. Yacob Mulugetta – Giám đốc Quan hệ đối tác & Trưởng nhóm Hợp tác Quốc tế CCG cùng các đại biểu, các diễn giả khách mời về việc hợp tác trong nghiên cứu, cung cấp các bằng chứng cho việc hoạch định các chính sách phát triển bền vững trong thời gian tới. PGS. Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thành Hiếu đã gửi lời cảm ơn đến các đại biểu, diễn giả và hi vọng các vị khách quý sẽ có một hội thảo thành công và thú vị tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng tiếp đón và làm việc với các đại biểu cùng các diễn giả khách mời

Bài và ảnh: Khoa MT, BĐKH&ĐT và Phòng Truyền thông

Đang tuyển sinh