Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030”
01/03/2023 2023-03-01 14:39Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030”
Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030”
Sáng 01/3/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Fraser Institute (Canada) tổ chức buổi Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030” nhằm phát hiện những nút thắt về thể chế kinh tế thị trường và đề xuất chính sách nhằm giúp Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng khi trở thành nước có thu nhập trung bình cao.
Quang cảnh Tọa đàm
Tham dự Tọa đàm, về phía các diễn giả có TS. Fred McMahon – Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada); ông Đinh Tuấn Minh – Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế – xã hội (MASSEI); TS. Cấn Văn Lực – Giám đốc Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV. Về phía đại biểu ngoài trường có ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia kinh tế; TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; GS.TSKH Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; PGS.TS Lê Xuân Bá – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng; PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Hữu Đồng – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn trường; GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học; cùng các thành viên Hội đồng tư vấn, Hội đồng KH&ĐT, đại diện lãnh đạo các đơn vị, đại diện lãnh đạo các bộ môn, các nhà khoa học trong và ngoài trường.
GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu
Phát biểu khai mạc tọa đàm, GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, cho đến nay, Việt Nam cơ bản đã là một nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường suốt chặng đường vừa qua đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào đầu những năm 1990, tăng lên 3590 USD vào năm2021 (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Với mức thu nhập bình quân đầu người như hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, sự vận hành của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế. Nhà nước vẫn còn can thiệp nhiều vào cơ chế giá thị trường như giá xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, giá y tế… Những can thiệp này đã bộc lộ nhiều bất cập trong thời gian vừa qua như thiếu hụt xăng dầu, hãng hàng không quốc gia và tập đoàn điện lực bị thua lỗ nặng nề, các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi…
Việc bảo vệ quyền sở hữu vẫn chưa được tốt. Cụ thể, đất đai nhiều nơi vẫn bị thu hồi phục vụ mục đích kinh tế của các tập đoàn bất động sản tư nhân; việc bảo vệ nhà đầu tư thiểu số trong doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức; chưa xây dựng được khung thể chế bảo vệ các loại tài sản mới như tiền kỹ thuật số… Nhiều loại thị trường hiện đại chưa được hình thành, hoặc còn hạn chế sự tham gia của người dân, như các thị trường ngoại hối, thị trường vàng phái sinh, thị trường hàng hoá phái sinh…
Khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các DNNN trong những năm vừa qua bị chững lại. Hệ thống các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn; bản thân các cán bộ nhà nước cũng gặp nguy cơ vi phạm pháp luật nếu hiểu sai các quy định, dẫn đến hiện tượng chậm trễ trong việc xử lý các thủ tục hành chính. “Trường hợp các doanh nghiệp bất động sản gần đây là một ví dụ. Rất nhiều dự án không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý, bị treo nhiều năm, không được giải quyết” – GS. Phạm Hồng Chương nêu ví dụ. Từ thực tế này, GS.TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, việc cần phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên trì cải cách thể chế kinh tế thị trường theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường hội nhập quốc tế đã mang đến cho Việt Nam một thể trạng kinh tế khoẻ mạnh hơn bao giờ hết, như dự trữ ngoại hối ở mức cao, tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức thấp, đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục năm sau cao hơn năm trước.
Những bài học quá khứ cho thấy, trong bối cảnh khó khăn hiện nay Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ, xem đây là chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong, lẫn ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh cần chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao; trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và bất ổn…
Ông Đinh Tuấn Minh – Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế – xã hội (MASSEI) trình bày tham luận “Một số vấn đề đặt ra về thể chế kinh tế trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập nhóm thu nhập trung bình cao”
Theo ông Đinh Tuấn Minh – Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế – xã hội, Việt Nam hiện đã tiệm cận nhóm các nước thu nhập trung bình cao ở 3 chỉ số thành phần. Cụ thể gồm: quy mô Chính phủ; hệ thống pháp luật và quyền sở hữu; quy định quản lý thị trường tín dụng, lao động và kinh doanh. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn cách xa ở chỉ số về đồng tiền cốtlõi và thương mại quốc tế. Ông cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên những cấu phần sau trong cải cách thể chế kinh tế khi trở thành nước trung bình cao. Cụ thể, yếu tố đồng tiền tốt và tự do thương mại quốc tế cần có đột phá. Đồng thời duy trì cải cách hệ thống pháp luật và quyền sở hữu; quy mô Chính phủ; quản lý thị trường tín dụng, lao động và kinh doanh.
TS. Fred McMahon – Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada) trình bày tham luận “Nâng cao tự do kinh tế và sự thịnh vượng cho người dân Việt Nam”
Đồng quan điểm, TS. Fred McMahon – Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser, Canada – nhấn mạnh: “Tự do kinh tế sẽ tạo động lực vượt bẫy thu nhập trung bình. Đo đó để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và trở nên giàu có hơn, chính sách kinh tế sẽ phải trở nên cạnh tranh hơn”.
TS. Fred McMahon dẫn số liệu Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với mức trung bình 6% trong vòng 10 năm qua, trong khi các quốc gia giàu hơn sẽ tăng trưởng chậm lại. Thêm vào đó, các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng “mờ nhạt” dần khi họ không thể cải thiện tự do kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực – Giám đốc Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV trình bày tham luận “Hoàn thiện thể chế thị trường tài chính Việt Nam: Thực trạng và Kiến nghị”
Về góc độ hoàn thiện thể chế cho thị trường tài chính, TS. Cấn Văn Lực – Giám đốc Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV kiến nghị, cần tập trung luật hóa việc xử lý nợ xấu; sửa đổi Luật Chứng khoán (2019), Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật Các tổ chức tín dụng (2010, 2017), Luật Bảo hiểm tiền gửi (2012) và các nghị định, thông tư không còn phù hợp trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, cần bổ sung mô hình, cơ chế, quy định để quản lý, giám sát tập đoàn tài chính, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ (cho vay ngang hàng, Fintech, huy động vốn cộng đồng…); có chính sách khuyến khích, thúc đẩy quản lý và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tài chính mới như quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ đầu tưbất động sản, quỹ mạo hiểm… Hoàn thiện thể chế nhằm đảm bảo tách biệt thực chất, hiệu quả giữa chức năng sở hữu và quản lý đối với các định chế tài chính và thị trường tài chính.
Một vấn đề quan trọng nữa là chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ. Theo đó, tập trung thực hiện Quyết định 986 (năm 2018) của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành ngân hàng, xây dựng kế hoạch hướng tới một ngân hàng trung ương độc lập và hiện đại. Các cơ quan quản lý, giám sát (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cơ quan Thanh tra – giám sát ngân hàng, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm…) cần độc lập và được trao nhiều thẩm quyền hơn. Xây dựng mô hình quản lý – giám sát hệ thống, kiểm soát các rủi ro hệ thống, mô hình ổn định tài chính – tiền tệ và cơ chế xử lý khủng hoảng. “Hoàn thiện thể chế thị trường tài chính nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính, chính là yếu tố then chốt trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường” – TS. Cấn Văn Lực nêu rõ.
Đoàn chủ tọa điều hành phiên thảo luận tại Tọa đàm
GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học phát biểu
Theo GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, thể chế kinh tế cần đảm bảo mức độ tự do kinh tế cho các thành phần kinh tế, như doanh nghiệp cạnh tranh tự do trên cơ sở bình đẳng, người tiêu dùng có lựa chọn tự do, không bị cản trở. Theo đó, tự do kinh tế sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng. Vai trò của Chính phủ là thúc đẩy tự do kinh tế thông qua cung cấp các cơ sở cần thiết cho sự trao đổi tự nguyện. Cùng với đó, hệ thống pháp luật là điểm nghẽn cần tập trung giải quyết, trong đó cần tập trung để bảo vệ quyền sở hữu, đối xử công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và bảo vệ sự tự do kinh tế của họ.
Các chuyên gia trao đổi và thảo luận tại Tọa đàm
Với cách đặt vấn đề như vậy, các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung thảo luận để nhận diện các nút thắt thể chế ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới; rà soát thể chế kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các thể chế liên quan đến các thị trường, nhất là thị trường vốn để tìm ra các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao; khuyến nghị chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam trong giai đoạn tới./.
Bài và ảnh: Phòng Truyền thông
Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Tọa đàm:
Truyền hình TTXVN: Việt Nam hướng tới nước thu nhập caovào năm 2030
Truyền hình VTC10: Để hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Nhân dân: Cơ hội để Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030
The Saigon Times: Con đường nào để Việt Nam gia nhập nhóm thu nhập trung bình – cao?
Vneconomy: Chìa khoá nào đưaViệt Nam thoát “bẫy” thu nhập trung bình?
Thời báo Tài chính: Cải cách thể chế kinh tế đang cấp thiết hơn bao giờ hết
Lao động: Cởi nút thắt lớn để Việt Nam là nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Báo ĐT ĐCS Việt Nam: Để hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Báo Chính phủ: Để hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Báo Pháp luật Việt Nam: Quyết liệt tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ thể chế kinh tế
Diễn đàn Doanh nghiệp: Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế kinh tế
Đổi mới mạnh mẽ hệ thống pháp luật kinh tế
Vietnam Finace: Hiệu trưởng NEU nêu 5 hạn chế của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
Vnbusiness: Làm gì để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030?
Thời báo Ngân hàng: Tự do kinh tế tạo động lực vượt “bẫy thu nhập trung bình”
Công thương: Thể chế kinh tế vẫn là động lực tăng trưởng những năm tới
Sài Gòn giải phóng: Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030
Báo ĐT Tổ quốc: ‘Chìa khóa’ giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Kinh tế thị trường sẽ đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Tiền phong: Người Việt có hiểu biết về tài chính chỉ cao hơn Lào, Campuchia?
Hải quan online: Chính sách kinh tế cạnh tranh để thoát bẫy thu nhập trung bình
Báo Đầu tư: Kích cầu, đầu tư công không đủ mang lại thành tựu trong những năm tới
Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh: Gỡ nút thắt thể chế để tạo động lực phát triển mới
Vietnam Plus: Cơ chế thị trường là ‘chìa khóa’ giúp thoát bẫy thu nhập trung bình
Tạp chí Doanh nghiệp & Đầu tư: Đổi mới thể chế kinh tế Việt Nam, hướng tới mức thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Tạp chí Thuế NN: Hoàn thiện thể chế là yếu tố then chốt phát triển kinh tế thị trường
Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Người đưa tin: Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình
Chính sách & Cuộc sống (TTXVN): Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Báo ĐT VOV: Làm thế nào để Việt Nam không bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình?
Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm2030
Nhà báo & Công luận: Chuẩn bị gia nhập nhóm thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần làm gì?
Doanh nghiệp Việt Nam: Sự vận hành của nền kinh tế thị trường đang bộc lộ những “nút thắt”
Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập: Việt Nam nỗ lực để trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Tạp chí Tài chính online: Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030
Tạp chí Doanh nhân trẻ: Việt Nam liệu có trở thành số ít quốc gia vượt ‘bẫy’ thu nhập trung bình?
Giáo dục thủ đô: Người Việt có hiểu biết về tài chính chỉ cao hơn Lào, Campuchia?
Mekong Asean: Vượt bẫy thu nhập trung bình, cải cách thể chế kinh tế là chìa khóa
Nhịp sống kinh doanh: Cơ chế thị trường là “chìa khóa” giúp thoát bẫy thu nhập trung bình
Vietnam Biz: Vượt bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần xử lý các điểm nghẽn trong đất đai, cơ chế
Tạp chí Nhịp sống thị trường: TS Cấn Văn Lực: Chủ đầu tư nên chiết khấu 30 – 40% bởi giá bất động sản thời gian qua tương đối cao
Tạp chí Doanh nghiệp Kinh tế xanh: Tự do kinh tế sẽ tạo động lực giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình