Tình hình dịch sốt xuất huyết và công tác phòng chống dịchcủa Trường ĐHKTQD hiện nay

Tình hình dịch sốt xuất huyết và công tác phòng chống dịchcủa Trường ĐHKTQD hiện nay

Bản tin NEU

Tình hình dịch sốt xuất huyết và công tác phòng chống dịchcủa Trường ĐHKTQD hiện nay

Theo thông báo của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội thì số ca mắc SXH có xu hướng tăng trong các tuần gần đây, ghi nhận số ca tăng so với năm 2010.  Đối với SXH đỉnh dịch thường vào tháng 10, 11 hàng năm.

Vào đầu tháng 8/2011, Trường ĐHKTQD là điểm nóng về  SXH, trong khu nội trú có nhiều ca mắc bệnh SXH. Ban phòng chống dịch Nhà trường và Trạm y tế cùng với TTYT dự phòng TP Hà Nội, Quận Hai Bà Trưng đã triển khai các biện pháp phòng chống và giám sát dịch SXH tích cực. Vào đầu tháng 10/2011 Ban PCD và Trạm y tế đã xây dựng kế hoạch tổng vệ sinh thu gom phế thải phế liệu trong phạm vi toàn trường. Tiến hành phun thuốc diệt muỗi và côn trùng toàn trường vào ngày 21, 22 tháng 10. Trong 3 tuần gần đây không có ca SXH nào mắc trong khu KTX và theo đánh giá của TTYT dự phòng Thành phố thì trong 20 ngày không có ca SXH nào mắc nữa là cơ bản đã xoá được ổ dịch trong Khu nội trú.

Tuy nhiên Trường vẫn nằm trong khu ổ dịch của Quận HBT và TP Hà Nội. Để công tác phòng chống dịch SXH đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự phối hợp của các đơn vị trong toàn trường, của các CBGVCNV và SV mới mang lại kết quả mong muốn.

Năm nay đặc điểm dịch SXH diễn biến nhanh, bệnh nhân sốt cao và giảm tiểu cầu trong thời gian rất ngắn nguy hiểm có thể gây tử vong. Bệnh thường khởi đầu với các triệu chứng giống như sốt vi rút thông thường nên người bệnh tự điều trị ở nhà đến khi quá mệt hay có các biểu hiện nặng mới đến viện nên rất nguy hiểm .

Khởi đầu SXH thường sốt cao đột ngột, đau nhức các cơ bắp, đau mỏi toàn thân, đau đầu, đau hốc mắt, sau sốt vài ngày BN mới có biểu hiện xuất huyết. Vì vậy khi người bệnh có biểu hiện trên nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Trường hợp nghi ngờ SXH nhưng biểu hiện nhẹ nếu điều trị ở nhà chỉ uống thuốc giảm sốt như Paracetamol, vitamin C, Orezol, uống nước hoa quả, ăn cháo…Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khác dễ gây tai biến chảy máu không cầm được rất nguy hiểm.

 

                BAN PHÒNG CHỐNG DỊCH

 

Đang tuyển sinh