Thông báo tuyển sinh Đợt 1, Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam–Hà Lan Khóa 28, Niên khóa 2021 – 2023

Thông báo tuyển sinh Đợt 1, Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam–Hà Lan Khóa 28, Niên khóa 2021 – 2023

Đang tuyển sinhThông báo tuyển sinh

Thông báo tuyển sinh Đợt 1, Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam–Hà Lan Khóa 28, Niên khóa 2021 – 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

Số: 701/TB-ĐHKTQD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm
2021   

 

THÔNG BÁO

V/v: Tuyển sinh Đợt 1, Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt
Nam–Hà Lan

Khóa 28, Niên
khóa 2021 – 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo
tuyển sinh ĐỢT 1 khóa 28, Chương
trình
đào tạo Thạc
Việt Nam –
Hà Lan (gọi tắt là Chương trình MDE) năm 2021 như sau:

1.Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo của Chương trình MDE nhằm cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các
học viên chương trình MDE sẽ được trang bị các tri thức bao quát về các lĩnh
vực phân tích kinh tế, tài chính, chính sách, tổ chức tài chính, các quỹ đầu
tư, các thị trường tài chính, kỹ năng phân tích kinh tế ứng dụng, các kỹ năng
độc lập nghiên cứu và tư duy lãnh đạo sáng tạo trong môi trường nền kinh tế và
thế giới thay đổi năng động. Ngoài ra, Chương trình MDE cũng được thiết kế nhằm
trang bị các kỹ năng nghiên cứu cần thiết cho các ứng viên tốt nghiệp có khả
năng tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế, chính sách công
ở các trường đại học nước ngoài.

2.Ngành đào tạo: Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Phát triển.

3.Thời gian và tổ chức đào tạo

   Thời gian đào tạo: Khóa học được tổ chức trong 24 tháng (kể cả thời gian làm luận văn), học hai
ngày cuối tuần.

    Quy mô lớp học: 25-45 học
viên/lớp

4.Đối tượng dự thi và điều kiện văn bằng:

4.1.Đối tượng dự thi:

Thí sinh là người Việt Nam hoặc
người nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc vừa học vừa làm.

4.2.Điều kiện văn bằng:

Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại
học chính quy hoặc vừa học vừa làm các ngành/chuyên ngành sau đây được dự
tuyển không phải học bổ sung kiến thức trước khi thi:

Tốt nghiệp đại học các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh
hoặc Quản lý kinh tế.

Tốt nghiệp đại học ngành khác nhưng tên ngành /chuyên
ngành có chữ “Kinh tế, “Quản trị kinh doanh” hoặc “Quản lý kinh tế”.

  Tốt nghiệp đại học ngành khác nhưng đã hoàn thành 3 môn
học (1) Kinh tế học; (2) Quản trị kinh doanh; (3) Quản lýhọc và được công nhận
trên bảng điểm đại học.

Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại
học chính qui hoặc vừa học vừa làm các ngành ngoài quy định ở trên phải học bổ
sung kiến thức 03 môn trước khi thi tuyển gồm: (1) Kinh tế học; (2) Quản trị
kinh doanh; (3) Quản lý học.

5.Bằng cấp

Học viên tốt nghiệp khóa học sẽ được cấp bằng Thạc sỹ
Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Phát triển. Bằng tốt nghiệp do Trường Đại học
KTQD (Việt Nam) cấp và Viện Nghiên cứu Xã hội Quốc tế (ISS) thuộc Đại học Erasmus
(Hà Lan) cấp giấy xác nhận tham gia Chương trình MDE.

6.Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt + Tiếng Anh

7.Lệ phí tuyển sinh và học phí

    Lệ phí tuyển sinh
cho mỗi thí sinh:
1.200.000 đồng (Một triệu hai
trăm ngàn đồng chẵn). Lệ phí được đóng khi thí sinh nộp hồ sơ thi tuyển. Lệ phí
tuyển sinh đã bao gồm lệ phí hồ sơ và lệ phí thi tuyển.

    Học phí trọn gói toàn khóa học: 110.000.000 đồng (Một trăm mười triệu đồng chẵn).

8.  Kế hoạch tuyển sinh đợt 1 năm 2021:

TT

Nội dung công việc

Thời gian

1

Hạn nộp hồ sơ

10/06/2021

2

Thi viết và phỏng vấn

27/06/2021

3

Khai giảng

Tháng 09/2021

Các môn thi tuyển:
Gồm 02 môn thi viết và phỏng vấn

(1)  Môn Kiến thức kinh tế tổng hợp: Được tích hợp từ hai khối
kiến thức gồm Toán, Logic; Kiến thức cơ bản về kinh tế học. Bài thi gồm hai
phần trắc nghiệm và viết. Thời gian làmbài 120 phút.

(2)  Phỏng vấn: Nhằm đánh giá khả năng hiểu biết về các vấn đề
kinh tế xã hội, đồng thời trực tiếp đánh giá mong muốn của thí sinh khi tham
gia Chương trình.

(3)  Tiếng Anh (môn điều kiện): Thời gian làm bài 90 phút.

Thí sinh được miễn thi tiếng Anh nếu thỏa mãn một trong
các điều kiện sau đây:

  Có bằng tốt
nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được
cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo qui định hiện hành; ngôn ngữ sử
dụng trong toàn thời gian đào tạo là tiếng Anh.

  Có bằng tốt nghiệp
đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo
chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất
lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận; có đối tác nước
ngoài cùng cấp bằng; ngôn ngữ sử dụng trong toàn thời gian đào tạo là tiếng
Anh.

  Có chứng chỉ ngoại
ngữ đạt trình độ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho người Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp đến
ngày nộp hồ sơ dự thi; chứng chỉ có giá trị quốc tế hoặc chứng chỉ trong nước
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng văn bản.

          Lưu ý: Bằng và bảng
điểm đại học và thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng
tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ
Giáo dục và Đào tạo
[1].

9.Phương thức xét tuyển:

Điều kiện xét trúng tuyển:

   
Thí sinh đạt yêu cầu về ngoại ngữ như đã nêu ở trên.

   
Điểm của từng môn thi phải đạt từ từ 5.0 trở lên (trên thang điểm 10).

    Điểm xét tuyển tổng điểm của 2 môn
Kiến thức kinh tế tổng hợp và Phỏng vấn
.

Công thức tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển =
(Điểm Kiến thức Kinh tế tổng hợp x 0,5) +(Điểm phỏng vấn x 0,5)

Điểm trúng tuyển được lấy từ cao xuống
thấp của điểm xét tuyển đến khi tuyển đủ chỉ tiêu.

10. Thờigian ôn
thi và học bổ sung kiến thức:

        
Thời gian ôn thi:
Dự kiến đầu tháng 06/2021

Lệ phí ôn thi: 1.600.000 đ

        
Thời gian học bổ
sung kiến thức: 06/02/2021 đến 28/05/2021

Lệ phí học BSKT: theo quy định hiện hành của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân

11.Hồ sơ dự
tuyển:

        
Hồ sơ dự tuyển bao gồm: 

(1)     Sơ yếu lý lịch theo mẫu thông dụng hiện hành, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác
nhận của cơ quan công táchoặc địa phương nơi cư trú;

(2)     Đơn đăng ký dự thi nhận tại Chương trình MDE (thí sinh có thể điền đơn đăng ký dự thi khi
nộp hồ sơ);

(3)     Bản sao công chứng bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học. Trường hợp các sinh viên
mới tốt nghiệp đang chờ cấp bằng thì cần có giấy xác nhận tốt nghiệp và bổ sung
bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp khi nhập học;

(4)     Bốn ảnh cỡ 3×4. Phía sau ảnh ghi đầy đủ thông tin của thí sinh: họ và tên; ngày, tháng,
năm sinh và nơi sinh;

(5)     Chứng chỉ bổ sung kiến thức
(nếu có).

        
Địa điểm nộp hồ sơ:

      Văn phòng các chương trình đào tạo quốc tế

      Phòng 1507,
tầng 15, Nhà A1, Đại học Kinh tế Quốc dân

      Số 207 đường Giải Phóng,
phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

12.  
Liên hệ và giải đáp

Mọi thông tin cần được cập nhật và giải đáp,xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam – Hà Lan

Điện thoại: 024.36280280 bấm số máy lẻ 6540/6542; Hotline: Ms Thơm – 0914
333 959 Website: https://www.mde.neu.edu.vn;
Email: Economics@neu.edu.vn;

Facebook: https://www.facebook.com/mde.neu.edu.vn/

Nơi
nhận:

    
Các doanh nghiệp và tổ chức xã hội;

    
Các ứng viên và người quan tâm;

    
Các đơn vị trong Trường;

    
Lưu: TH, KTH.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

                                   ( đã ký )

 

PGS. TS. Phạm Hồng Chương

 

[1] Trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục
nước ngoài cấp được quy định tại Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-BGDĐT ngày
16/06/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (hợp nhất giữa Quyết định số
77/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)

 

Đang tuyển sinh