Sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế: Tạm biệt nhé, Năm Nhất!

Sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế: Tạm biệt nhé, Năm Nhất!

Bản tin NEU

Sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế: Tạm biệt nhé, Năm Nhất!

Ngày 8/7/2015 các sinh viên khóa 10 kỳ mùa Thu đã hoàn thành kỳ thi cuối cùng trong năm học, chia tay  năm thứ Nhất trong chương trình 4 năm học tại IBD.  

Viện ĐTQT đã tổ chức cuộc gặp gỡ, tư vấn với từng sinh viên ngay sau kỳ thi nhằm lắng nghe phản hồi của các em sau một năm học tập, tìm kiếm những ý kiến đề xuất xây dựng môi trường học tập tốt hơn và trao đổi với các em những việc cần và có thể làm để có những bước tiếp theo hiệu quả. Hầu hết các sinh viên đều nhìn nhận năm thứ nhất vừa qua là một năm học đã đem lại cho các em nhiều điều bố ích.  Mô tả ngắn gọn về năm học, những từ “Vui”, “Đột phá”, Thú vị”, “Vất vả… nhưng vui” được các em nhắc đến. Nhiều em đã có những sự thay đổi, tiến bộ vượt bậc, về năng lực tiếng Anh, về sự tự tin và các kỹ năng giao tiếp, các em thấy mình trưởng thành hơn, “khác hẳn với những năm học phổ thông”.  Điểm chung ấn tượng nhất về môi trường học tập ở IBD của các em chính là sự năng động, phong phú trong hoạt động ngoại khóa; sự tận tâm của các Giảng viên nước ngoài và Việt Nam với sinh viên; sự thân thiện, hòa đồng của bạn bè và thầy cô.. Nhìn lại các khối lượng công việc đã hoàn thành trong năm học, các em thấy vui và tự tin để bước vào năm học chuyên môn sau khi hoàn thành khá nhiều nhiệm vụ:  chương trình tiếng Anh với 3 cấp độ 2-3-4; các bài Project (Pj)– đề án của môn Phương pháp học tập, tiếng Anh cấp độ 3 rồi đến bài PJ cấp độ 4 đầy thử thách, môn Kinh tế học cơ bản khá lạ lẫm khi bắt đầu làm quen với một môn học bằng tiếng Anh, với các khái niệm nhập môn về kinh tế học… Tất cả những công việc này là bước chuẩn bị cần thiết và hiệu quả cho năm học chuyên môn, nhiều thử thách hơn song cũng rất thú vị – các môn học về kinh tế và quản lý với những khái niệm, nội dung mang tính toàn cầu, sẽ được giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh. Trong buổi  này, các em cũng được khuyến khích trao đổi thẳng thắn những vấn đề tồn tại, chia sẻ những khó khăn và nêu lên nguyện vọng của mình. Có em đã nhận xét lúc đầu không thích vì thấy thầy cô thấy nghiêm khắc quá, song sau đó thấy hóa ra lại rất hiệu quả cho việc học tập của mình. Các thầy cô thật nghiêm khắc trong quá trình giảng dạy, song  “nhẹ tay” hơn ở phần đánh giá là điều mà sinh viên mong muốn. Quả thật, sự sát sao nghiêm khắc trong quá trình sẽ làm sinh viên nỗ lực hơn, để rồi khi đánh giá, các thầy cô có thể biết rõ hơn cả quá trình nỗ lực của các em, để có thể khích lệ động viên hơn mà không sợ làm giảm yêu cầu của chương trình. Điều đó sẽ để lại một niềm tin ở các em vào các thầy cô và vào chính bản thân mình. Niềm tin vào bản thân và  vào môi trường học tập của mình sẽ là điều hết sức quan trọng để các em tiếp tục nỗ lực và thành công trong học tập. Những phản hồi chi tiết về một số giáo viên, cán bộ chương trình trình cũng được trao đổi chân thành và thẳng thắn. Các thầy cô sẽ tiếp thu và trao đổi lại để tất cả cùng rút kinh nghiệm, đồng thời các em cũng được chia sẻ về những góc nhìn khách quan hơn, những vấn đề sâu hơn để có được thái độ tích cực khi đối mặt với các vấn đề. Thái độ tích cực là điều hết sức cần thiết để các em có thể đối mặt với tất cả các tình huống của cuộc sống một cách hiệu quả nhất, khi các em sẽ biết trân trọng những thuận lợi có được và biết coi những khó khăn chính là những thử thách để mình trưởng thành.  Trong lúc trao đổi này, các thầy cô cũng đưa ra những phản hồi tích cực cho từng sinh viên. Những thành công của các em được ghi nhận và khích lệ. Với những em đã hoàn thành năm nhất với kết quả khá trở lên, các em có thể hoàn toàn yên tâm lên kết hoạch để đạt được những mục tiêu cao hơn trong chương trình. Một tấm bằng với các điểm khá giỏi không chỉ giúp các em có cơ hội và được đánh giá cao hơn trong con mắt của các nhà tuyển dụng, mà hơn thế nữa, các em đã thể hiện được sự tự chủ trong quá trình học tập. Nếu như điểm “đạt” hầu như mới thể hiện sự “đối phó” hiệu quả với các yêu cầu của chương trình, các kết quả học tập ở mức khá giỏi cho thấy các em đã bắt đầu cảm nhận được  không gian tự do cho sự tự chủ của mình, với những tìm tòi khám phá sâu hơn đối với kiến thức của môn học, và đó là điều mà sau này khi ra trường, sẽ cho phép các em có được sự chủ động trong công việc, thể hiện tiềm năng cho các vị trí quản lý của mình. .

Với những em chưa hoàn thành được chương trình học tập trong năm học này, những phân tích về nguyên nhân, định hướng về các bước đi tiếp theo cũng được trao đổi với các em, để các em bình tĩnh nhìn nhận đánh giá cũng như có kế hoạch cụ thể cho bước học tập tiếp theo. Một bước lùi để củng cố những gì đang yếu là điều cần thiết cho những bước tiến tiếp theo. Những nhắc nhở về việc tự học và thời gian tự học cần thiết cũng được thầy cô lưu ý đối với các em, đặc biệt là những em chưa đảm bảo được các yêu cầu này. Đây là điều hết sức quan trọng trong quá trình học đại học, là điều kiện tiên quyết để các em có thể thành công – khả năng tự học. Các thầy cô ở Viện sẽ luôn sẵn sàng tư vấn, trao đổi với các em về phương pháp học tập, cũng như về tất cả những gì các em cảm thấy vướng mắc, những gì cản trở nguồn năng lượng vốn đang rất dồi dào trong những người trẻ như các em.

Chia tay năm Nhất, giày len cho bé với sự nhìn nhận tích cực những gì đã đạt được, những gì cần khắc phục, với niềm tin vào bản thân và vào các thầy cô, với tinh thần nỗ lực và quyết tâm, tin tưởng rằng các em sẽ thành công hơn trong năm học tiếp theo. Và giờ đây, hãy tự thưởng cho mình những ngày hè vui tươi và đầy ý nghĩa, các em nhé.

Cùng điểm lại một số hình ảnh của IBD khóa 10 trong Năm Nhất:

Từ những bỡ ngỡ của ngày đầu đến trường…

… đến sự hào hứng hết mình trong Tuần lễ định hướng – Hoạt động ấn tượng nhất của năm

Không sinh viên nào muốn ra về ngay sau Lễ khai giảng, khi mà nguồn cảm xúc được khai mở và trào dâng

Quà tặng của I10 trong ngày của các Thầy cô

Tập huấn hoạt động ngoại khóa

                                                                                Bài, ảnh: TS. Phan Thủy Chi, Viện ĐTQT

 

 

 

 

 

Đang tuyển sinh