PGS.TS Tạ Văn Lợi – Góc nhìn Đại biểu: Cú hích “cơ chế đặc thù” cho Cần Thơ và ĐBSCL vươn xa

PGS.TS Tạ Văn Lợi – Góc nhìn Đại biểu: Cú hích “cơ chế đặc thù” cho Cần Thơ và ĐBSCL vươn xa

Thông Tin Kinh Tế

PGS.TS Tạ Văn Lợi – Góc nhìn Đại biểu: Cú hích “cơ chế đặc thù” cho Cần Thơ và ĐBSCL vươn xa

Mới đây, tại kỳ họp bất thường lần thứ 1, Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ. Nhiều nhận định đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia kỳ vọng đây là bước ngoặt và là “cú hích” cho sự phát triển của thành phố vốn chưa phát triển xứng tầm với lợi thế và tiềm năng của mình.

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc ban hành Nghị quyết là tiền đề và tạo điều kiện khai thác hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của thành phố, góp phần thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra tại Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về phát triển Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Chuyến tàu đầu tiên chở 500 công-ten-nơ (trọng tải gần 7.000 tấn) từ Hải Phòng qua kênh Quan Chánh Bố đã cập cảng Cái Cui (Cần Thơ), khai mở tuyến hàng hải chuyên công-ten-nơ nội địa Cần Thơ – Hải Phòng diễn ra vào cuối tháng 10/2016. 

 Sau nhiều năm thi công, vượt qua bao khó khăn, thách thức, đầu năm 2016, dự án luồng cho tàu lớn vào sông Hậu đã hoàn thành, được kỳ vọng “mở toang” cánh cửa thông thương bằng đường thủy cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, sau hơn một năm đưa vào khai thác, tình trạng bồi lắng cùng những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc nạo vét khiến luồng sông Hậu ngày càng cạn, tàu lớn không thể vào cảng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải. 

KẾT NỐI HẠ TẦNG GIAO THÔNG CHƯA ĐỒNG BỘ, BẤT CẬP TRONG LIÊN KẾT VÙNG 

Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh, phát sinh nhiều điểm nghẽn ở các chốt kiểm dịch lưu thông ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa, vật tư ra vào khu vực sản xuất. Cùng với đó, do điểm nghẽn giao thông thuỷ, nhất là  tại khu vực phía nam dẫn tới chi phí vận tải đường bộ tăng cao, doanh nghiệp không đặt được tàu và công-ten-nơ để xuất khẩu, tác động đến tiến độ lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hoá nông sản, nhiều loại trái cây khó tiêu thụ…

Không có mô tả.

PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện thương mại và Kinh tế quốc tế

PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện thương mại và Kinh tế quốc tế: “Người nông dân không nhất thiết là phải tự đầu tư cho mình từ công nặng hay kho lạnh mà có thể trong ngày sản xuất, chúng ta sẽ chuyển về các trung tâm logictic này để lưu trữ và bảo quản rẻ hơn và để chở xuất khẩu cũng như tiếp nối ra những cung đường khác”.

Với diện tích hơn 1.400 km2, hơn 1,2 triệu dân. TP Cần Thơ, Trung tâm ĐBSCL với nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển, kết nối giao thương và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, các tiềm năng, lợi thế này vẫn chưa phát huy hiệu quả để thực sự đưa Cần Thơ phát triển trở thành đô thị hạt nhân liên kết và kết nối vùng. Phát triển kinh tế của thành phố này hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là ngành nông nghiệp, công nghiệp; du lịch chưa tạo được sự đột phá. Ngoài ra, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ là điểm nghẽn đối với sự phát triển của Cần Thơ cũng như vùng ĐBSCL.  

NGHỊ QUYẾT  CƠ CHẾ ĐẶC THÙ – CÚ HÍCH MẠNH MẼ CHO CẦN THƠ VÀ ĐBSCL VƯƠN XA 

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 1 của Quốc hội vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết ngoài các chính sách đã được Quốc hội cho phép thí điểm ở một số địa phương trong thời gian vừa qua, điểm mới của nghị quyết này là Quốc hội quyết định thí điểm thêm 2 chính sách đặc thù, quan trọng khác về thu hút đầu tư để xã hội hóa việc nạo vét cửa Định An đến các cảng Cần Thơ. Đồng thời đưa ra chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tưcác dự án vào trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Đây là cơ sở quan trọng gỡ nút thắt về luồng hàng hải và tiêu thụ nông sản – 2 lĩnh vực mũi nhọn của TP.Cần Thơ cũng như ĐBSCLthời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh việc Quốc hội thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù để phát triển Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Theo đó, Cần Thơ được thí điểm 6 cơ chế, chính sách đặc thù trong 5 năm kể từ ngày 1/3 tới được nhận định là cú hích cho Cần Thơ phát triển xứng tầm. 
1. Về quản lý tài chính – ngân sách nhà nước: Cần Thơ được vay thông qua phát hành trái phiếu, vay từ các tổ chức tài chính và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho TP vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp. HĐND TP quyết định áp dụng trên địa bàn TP đối với một số loại phí, lệ phí… Trong đó ngân sách TP được hưởng 100% số thu tăng thêm để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội và các nhiệm vụ chi khác…
2.Về quản lý đất đai: HĐND TP Cần Thơ quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500ha theo ủy quyền của Thủ tướng.
3.Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch: Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho UBND TP Cần Thơ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng quy định.
4. Về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện cơ chế tạo nguồn cho cải cách tiền lương theo quy định; HĐND TP được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách TP và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
5. Các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An – Cần Thơ đảm bảo một số tiêu chí sẽ được áp dụng các hình thức ưu đãi.
6. Áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư tại khu liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.   

Theo dự kiến, Cần Thơ sẽ thí điểm 6 cơ chế, chính sách đặc thù trong 5 năm kể từ ngày 1/3/2022 tới, được nhận định là cú hích cho Cần Thơ phát triển xứng tầm.

Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng. Do đó, vấn đề phê duyệt và triển khai quy hoạch phát triển ĐBSCL, chính sách phát triển tổng thể ĐBSCL và Nghi quyết mà Quốc hội thông qua lần này sẽ tăng cường sự gắn kết nội vùng theo hướng bền vững. Với 2 chính sách nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An – Cần Thơ và xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ sẽ giải quyết bài toán đầu ra cho nông, thủy sản, thiết lập chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để hàng hóa nông sản được thông suốt từ thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối và xuất khẩu, góp phần giải quyết điểm nghẽn về logistics, giảm chi phí vận chuyển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: quochoitv.vn 

Đang tuyển sinh