Laodong.vn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng: Xuất siêu đang trở lại, nhiều nhóm hàng xuất khẩu dự báo cho giá trị cao
27/10/2021 2021-10-27 8:51Laodong.vn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng: Xuất siêu đang trở lại, nhiều nhóm hàng xuất khẩu dự báo cho giá trị cao
Laodong.vn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng: Xuất siêu đang trở lại, nhiều nhóm hàng xuất khẩu dự báo cho giá trị cao
Xuất khẩu 9 tháng năm 2021 tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 240,5 tỉ USD.
Tháng 9.2021 xuất siêu đang quay trở lại, thương mại lạc quan hơn.
Xuất nhập khẩu 640-650 tỉ USD – kỷ lục cao nhất
Trao
đổi với PV Lao Động, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập
khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: Với tốc độ xuất khẩu như hiện nay, dự
kiến 2 tháng cuối năm tình hình xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt.
Nếu
không có biến động nào quá lớn, dự kiến cả năm nay xuất khẩu sẽ đạt
khoảng 320 tỉ USD. Và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt khoảng
640-650 tỉ USD, lần đầu tiên vượt mốc 600 tỉ USD.
Chuyên gia
kinh tế – PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
cũng đánh giá, mặc dù GDP giảm sâu trong quý III/2021 nhưng xuất khẩu vẫn đạt tăng chứng tỏ khả năng làm vai trò trụ cột của xuất khẩu có độ tin cậy rất cao.
Trong
9 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch ước đạt 69,8 tỉ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 38,5 tỉ USD, tăng 18,3%. Thị trường EU
ước đạt 28,8 tỉ USD, tăng 11,5%. Thị trường ASEAN ước đạt 20,6 tỉ USD,
tăng 20,8%. Hàn Quốc ước đạt 16,1 tỉ USD, tăng 11,4%. Nhật Bản ước đạt
14,7 tỉ USD, tăng 5,1%.
Kỳ vọng xuất siêu ở những nhóm hàng nhiều tỉ USD
Theo
đánh giá của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
đang có trạng thái thuận lợi mặc dù không ít đứt gãy chuỗi xuất khẩu
diễn ra.
“Giai đoạn tới chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng nếu cầu thị
trường thế giới bùng nổ như điện thoại, linh kiện, thiết bị điện tử” –
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng dự đoán.
Cùng với đó, nhóm hàng nông
sản có khả năng tiếp tục cán mức giá xuất khẩu cao hơn. Các khoản trợ
cấp và “giải cứu” trong dịch bệnh là dòng tiền quan trọng cũng tạo cơ
hội tăng nhu cầu với các mặt hàng xuất khẩu mới.
Nhóm hàng
nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản đặc biệt dầu khí xuất khẩu sẽ tăng
giá do mùa đông đến nhu cầu năng lượng nhiên liệu tăng cao.
“Cùng
với chính sách sử dụng năng lượng như một công vụ của chính sách quốc
tế sẽ tạo sức ép tăng giá, tạo thuận lợi cho xuất khẩu cả về số lượng và
giá.
Do đó, cần tạo nguồn hàng, tăng tốc kiểm soát triệt để dịch
bệnh để nối lại nguồn hàng, mở rộng quy mô sản xuất và thậm chí tăng
quy mô xuất khẩu để bù lại cho thời gia gián đoạn, nhằm tận dụng triệt
để cơ hội xuất khẩu, thậm chí tranh thủ khi các đối tác khác đang phải
tập trung đối phó với dịch bệnh” – PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nêu ý kiến.
Theo
Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu Trần Thanh Hải, nếu kiểm soát tốt
dịch bệnh, tin tưởng cán cân thương mại năm 2021 có thể cân bằng, và
tình hình lạc quan hơn, vẫn có thể xuất siêu một tỉ lệ nhất định.
PGS.TS
Nguyễn Thường Lạng nhận định: Ngành sản xuất điện thoại, linh kiện điện
tử, đồ gỗ, dệt may có khả năng xuất siêu rất cao, nếu tranh thủ triệt
để cơ hội thị trường, ưu đãi từ các hiệp định, đồng thời nhanh chóng kết
nối lại vàmở mới các chuỗi cung ứng
Báo: Lao động