Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị tổ chức công chiếu phim tài liệu “Từ quý hiếm tới cạn kiệt: Sự thật đằng sau cốc cà phê đắt nhất thế giới”

Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị tổ chức công chiếu phim tài liệu “Từ quý hiếm tới cạn kiệt: Sự thật đằng sau cốc cà phê đắt nhất thế giới”

Bản tin đơn vị

Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị tổ chức công chiếu phim tài liệu “Từ quý hiếm tới cạn kiệt: Sự thật đằng sau cốc cà phê đắt nhất thế giới”

Tối ngày 17/04/2024, Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với The Civet Project Foundation (Vương quốc Anh) đã tổ chức công chiếu phim tài liệu “Từ quý hiếm tới cạn kiệt: Sự thật đằng sau cốc cà phê đắt nhất thế giới”.

Toàn cảnh buổi công chiếu phim kết hợp tọa đàm

Tham dự buổi công chiếu phim, về phía đại biểu ngoài trường có anh Nguyễn Văn Thái – Giám đốc Save Vietnam’s Wildlife; bà Jasmine Gould – Cố vấn truyền thông và gây quỹ; chị Trịnh Thị Mai – Đại diện The Civet Project Foundation.

Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Đinh Đức Trường – Trưởng Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu & Đô thị; PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó trưởng khoa Môi trường, BĐKH & Đô thị cùng các thầy cô giảng viên và hơn 100 sinh viên đến từ các Khoa/Viện của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

GS.TS Đinh Đức – Trưởng Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu & Đô thị phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc buổi công chiếu phim, GS.TS Đinh Đức Trường – Trưởng Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu & Đô thị gửi lời cảm ơn đến Ông Nguyễn Văn Thái; Bà Jasmine Gould; Chị Trịnh Thị Mai cùng các đồng nghiệp, các bạn sinh viên đã dành thời gian quý báu để tham dự buổi công chiếu phim. Giáo sư Trưởng khoa cũng nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã và thúc đẩy tiêu dùng cà phê bền vững, nhấn mạnh ý nghĩa cần phải duy trì và đảm bảo sự hài hòa giữa hoạt động của con người với môi trường sinh thái tự nhiên. Bộ phim nằm trong chuỗi các sự kiện mà Khoa Môi trường, BĐKH & Đô thị muốn góp phần truyền tải các thông điệp ý nghĩa về môi trường đến đông đảo các bạn sinh viên, thế hệ trẻ và chủ nhân của đất nước trong tương lai.

TS. Jes Hooper, Đại diện Tổ chức The Civet Project Foundation – Vương quốc Anh phát biểu khai mạc

Cùng phát biểu khai mạc, TS. Jes Hooper, Đại diện Tổ chức The Civet Project Foundation chia sẻ về những hoạt động của tổ chức trong việc bảo vệ chồn hương và nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp cà phê chồn. TS. Jes Hooper cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với các cá nhân, tổ chức để bảo vệ động vật hoang dã. Đặc biệt, TS Jes Hooper trân trọng gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia của Khoa Môi trường, BĐKH & Đô thị đã nhận lời phỏng vấn, đóng góp tri thức và hiểu biết của mình trong quá trình làm phim, cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Phòng/Ban của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Môi trường, BĐKH & Đô thị và đã tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức sự kiện có ý nghĩa này.

Khán giả theo dõi nội dung bộ phim tài liệu “Cà phê chồn: Từ quý hiếm đến cạn kiệt”

Bộ phim tài liệu được công chiếu với sự tham gia của hơn 100 giảng viên và sinh viên. Bộ phim đưa người xem khám phá bí ẩn đằng sau ngành công nghiệp cà phê chồn, nổi tiếng với mức giá đắt đỏ và hương vị độc đáo. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ hào nhoáng ấy là những thực tế đen tối về phúc lợi động vật và tính bền vững của ngành sản xuất này. Tìm hiểu về nguồn gốc cà phê chồn, bộ phim đưa người xem đi từ từ những truyền thuyết dân gian đến sự phát triển thành một ngành công nghiệp toàn cầu. Phim cũng mô tả chi tiết quy trình sản xuất cà phê chồn, từ việc thu hoạch cà phê, cho chồn ăn đến thu gom và chế biến phân của chúng. Từ đó, phơi bày điều kiện sống tồi tệ mà loài cầy hương phải chịu đựng trong các trang trại cà phê chồn. Cầy hương bị nhốt trong những lồng chật hẹp, thiếu thức ăn và chăm sóc y tế. Những điều kiện này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm loét dạ dày, suy dinh dưỡng và mất nước.

Phim đặt ra câu hỏi về tính bền vững của ngành công nghiệp cà phê chồn và đưa ra những giải pháp tiềm năng để đảm bảo phúc lợi động vật và bảo vệ môi trường. Góp phần vào công tác bảo vệ cầy, người xem được kêu gọi ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu TripAdvisor đưa ra cảnh báo về phúc lợi động vật tại tất cả các điểm tham quan cà phê chồn.

Các diễn giả tham dự Talkshow về bảo tồn động vật hoang dã

Ban tổ chức tặng quà tri ân các diễn giả khách mời

Nội dung tiếp theo của chương trình là Talk show: “Cần làm gì thay đổi hành vi sử dụng cà phê chồn? Câu chuyện của những nhà bảo tồn và ý nghĩa của việc bảo vệ động vật hoang dã”. Tham dự buổi trao đổi này, có các diễn giả khách mời là Ông Nguyễn Văn Thái, người sáng lập & Giám đốc Tổ chức Save Vietnam’s Wildlife; Bà Jasmine Gould – Cố vấn truyền thông và gây quỹ và GS.TS Đinh Đức Trường. Các đại diện đã chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ của mình trong công tác bảo vệ động vật hoang dã, đồng thời đưa ra các giải pháp để thay đổi hành vi sử dụng cà phê chồn và hướng đến tiêu dùng cà phê bền vững.

Các nhóm trình bày phần dự thi trong khuôn khổ cuộc thi bình luận phim

Trao giải cho nhóm có bài bình luận đạt giải xuất sắc

Cũng trong chương trình, vòng chung kết cuộc thi bình luận phim: “Vì sao không nên sử dụng cà phê chồn?” diễn ra với sự tham gia của các nhóm sinh viên. Trải qua các vòng thi, 2 bài bình luận xuất sắc đã được trao giải thưởng xứng đáng.

Các đại biểu và người tham dự chụp ảnh tập thể

Kết thúc buổi công chiếu, GS. Đinh Đức Trường – Trưởng Khoa Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị vui mừng chào đón các khách mời đã có chuyến làm việc và chia sẻ kinh nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo sư phát biểu bế mạc chương trình, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp cà phê chồn và khuyến khích người tham dự chung tay bảo vệ động vật hoang dã và môi trường.

Một số hình ảnh khác trong chương trình:

BTC tặng quà lưu niệm những người có đóng góp cho chương trình

Các khán giả đặt câu hỏi trao đổi thảo luận

Bài và ảnh: Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị

Đang tuyển sinh