Hội thảo Khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Lào trong giai đoạn 2011- 2020”.
27/07/2011 2011-07-27 0:00Hội thảo Khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Lào trong giai đoạn 2011- 2020”.
Hội thảo Khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Lào trong giai đoạn 2011- 2020”.
Ngày 25/7/2011, trong khuôn khổ hợp tác giữa truờng Đại học Kinh tế quốc dân với Văn phòng chính phủ CHDCND Lào, Viện khoa học xã hội và Đại học Quốc gia Lào, Hội thảo “ Phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam và Lào trong giai đoạn 2011- 2020” được khai mạc lúc 8h30 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Thủ đô Viêng Chăn, Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Ông Khamphan Pheuyavong, Phó Văn Phòng Chính phủ Lào khai mạc hội thảo.
Đến dự Hội thảo có trên 230 đại biểu từ hai nước. Về phía CHDCND Lào có các đại biểu: TS Khampheuy Panmalaythong- Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội; Ông Khamphan Pheuyavong, Phó Văn Phòng Chính phủ; GS.TS Soukkongseng Xayvayleuth, Giám đốc Đại học Quốc gia Lào cùng trên 170 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ quản lý, nghiên cứu đến từ các Bộ, Ban ngành, Trường đại học, Viện nghiện cứu của nước CHDCND Lào.
Về phía Việt Nam có: GS.TS Nguyễn Văn Nam- Hiệu truởng, PGS.TS Trần Thọ Đạt- Phó Hiệu truởng, GS.TS Phan Công Nghĩa, Phó Hiệu truởng cùng trên 50 cán bộ, giảng viên là các GS, PGS, TS của trường Đại học KTQD và một số trường đại học, Viện nghiên cứu. Tham dự hội thảo còn có Ông Tạ Minh Châu- Đại sứ Việt Nam tại CHDCND Lào, Ông Trần Nhật Thành – Vụ trưởng vụ quan hệ việt nam, Lào, Campuchia – Bộ KH và ĐT, PGS.TS. Nguyễn Phúc Khanh- Phó Vụ truởng vụ KHCN cùng cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TSKH Lương Xuân Quỳ; nguyên Hiệu trưởng và GS.TSKH Lê Du Phong, nguyên Quyền Hiệu trưởng trường đại học KTQD; và một số nhà tài trợ cho hội thảo.
Chủ tịch đoàn điều hành Hội thảo gồm: GS.TS Nguyễn Văn Nam- Hiệu trưởng Đại học KTQD, TS Khampheuy Panmalaythong- Chủ tịch Viện Khoa học xã hội; Ông Khamphan Pheuyavong, Phó Văn Phòng Chính phủ và GS.TS Soukkongseng Xayvayleuth, Giám đốc Đại học Quốc gia Lào.
|
GS.TS. Nguyễn Văn Nam- Hiệu truởng ĐHKTQD phát biểu đề dẫn Hội thảo |
|
Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo |
Sau bài khai mạc nêu rõ mục đích và nội dung phối hợp Hội thảo của Ông Khamphan Pheuyavong- Phó Văn Phòng Chính phủ CHDCND Lào, GS.TS. Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng đại học KTQD đã báo cáo đề dẫn Hội thảo, nhấn mạnh trường đại học Kinh tế quốc dân đã tập trung nhân lực và trí tuệ, phối hơp chặt chẽ hợp tác với các đơn vị của Lào để chuẩn bị cho Hội thảo, đã có trên 100 bài viết của các Nhà khoa học, nghiên cứu và quản lý của hai nước được biên tập trong 3 cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học. Các bài viết phản ánh tập trung vào đánh giá tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam và Lào, những thành công và vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế của hai nước, đồng thời mạnh dạn trong đề xuất giải pháp để Việt Nam và Lào có thể sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực quốc gia nhằm thực hiện thực hoá các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của hai nước. GS.TS. Nguyễn Văn Nam đề nghị các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận làm rõ các nhóm vấn đề sau:
Nhóm vấn đề thứ nhất: Các khâu đột phá và mô hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Nhóm vấn đề thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Lào.
Nhóm vấn đề thứ ba: Thu hút FDI và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm vấn đề thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội.
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm tài trợ của một số doanh nghiệp của Việt nam, Thay mặt cho đoàn Chủ tịch và Trường đại học KTQD, GS.TS Nguyễn Văn Nam đã tặng hoa cho các Nhà tài trợ: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí, Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Chương trình Hội thảo buổi sáng với các tham luận:
– “Báo cáo tổng quan về kinh tế Lào và định hướng phát triển bền vững trong tương lai” do TS Khampheuy Panmalaythong, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Lào trình bày. Báo cáo đã nêu tổng quan bức tranh về nền kinh tế Lào trong thời gian qua, phân tích tóm tắt thực trạng phát triển KT-XH của Lào về tổ chức thực hiện, các vấn đề về chính sách, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, vấn đề cải tiến cơ chế quản lý và đảm bảo ổn định cho tăng trưởng kinh tế Nhà nước.
– Tham luận” So sánh tăng trưởng kinh tế của Việt nam và Lào- Khuyến nghị chính sách” của TS. Bùi Đức Thọ, Đại học KTQD;
– Tham luận “Đột phá về cơ chế quản lý kinh tế Nhà nước CHDCND Lào” của Ông Khamphan Pheuyavong, Phó Văn Phòng Chính phủ CHDCND Lào;
– Tham luận “ Bàn về phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp ở Lào theo hướng bền vững và khả năng hợp tác với Việt Nam” của TS Trương Duy Hòa, Viện nghiên cứu Đông Nam Á..
Các tham luận buổi chiều:
– Tham luận “ Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài( FDI) vào việc phát triển năng lượng của Lào” của Ông Khammany Inthilat– Phó Giám đốc Công ty điện lực Quốc gia Lào.
– Tham luận “ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH nước CHDCND Lào” của PGS.TS Phạm Văn Hùng, Đại học KTQD;
– Tham luận “ Công tác xóa đói giảm nghèo của Lào trong thời gian qua và các biện pháp trong tương lai” của Ông Bounthone Soukavong– Viện đại học, Đại học kinh tế Kyoto.
– Tham luận “ Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá phát triển tài nguyên con người, nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững ở nước CHDCND Lào” của GS.TS Nguyễn Đình Cử, Đại học Kinh tế quốc dân.Trong nội dung tham luận của mình, GS Nguyễn Đình Cử đã đưa ra một quan điểm có thể gây tranh cãi đó là trong phát triển kinh tế- xã hội, CHDCND Lào cần chú trọng tới vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Bảo vệ cho quan điểm của mình, GS Cử cho rằng mặc dù hiện nay dân số Lào thấp ( trên 6 triệu người) chưa chịu áp lực về tăng dân số với phát triển KT-XH, nhưng kinh nghiệm từ thực tiễn của Việt Nam trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã chỉ ra việc bùng nổ dân số đã gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế- xã hội, v.v…
Ngoài những báo cáo tham luận chính, Hội thảo đã đã giành thời gian để các nhà khoa học, các đại biểu trao đổi bình luận xung quanh các nội dung báo cáo chính và những vấn đề được quan tâm:
– GS Võ Đại Lược ( Hội đồng Khoa học trường), phát biểu trao đổi các vấn về tiếp tục đổi mới cơ chế và cơ cấu nền kinh tế của Lào, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác song phương của hai Nhà nước, khai thác tiềm năng thế mạnh mỗi nước để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; đặc biệt là Viêt Nam cần có chiến lược đầu tư có hiệu quả hơn để giúp CHDCND Lào phát triển nhanh nền kinh tế.
– GS.TS Nguyễn Kế Tuấn ( Đại học KTQD) bình luận quanh vấn đề các bất lợi và lợi thế của Lào trong phát triển kinh tế, cho rằng các nghiên cứu mới chú trọng tới các giải pháp có tính kinh điển khi định hướng phát triển một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt. GS Nguyễn Kế Tuấn đã đề xuất nhấn mạnh tới các quan điểm cụ thể có tính đột phá như: Cần xác định yếu tố ưu tiên trong đầu tư, phải tạo ra sự khác biệt của ưu đãi trong đầu tư. Trong kiến nghịvề phát triển CN chế biến, với Lào các yếu tố cơ bản cho DN chế biến phát triển là chưa có sẵn, vì vậy cần phải chú ý phát triển các ngành chế biến phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp..
– TS.Vũ Đình Tích ( Tạp chí hợp tác và phát triển Việt Nam- Campuchia- lào) phát biểu nhấn mạnh thêm quan điểm hợp tác quốc tế toàn diện với Lào, trong đó hợp tác kinh tế là chủ yếu, hợp tác đầu tư có vai trò động lực, coi đầu tư sang Lào là một phần trong chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam; coi trọng vai trò của Việt kiều, nhanh chóng sửa đổi hoàn thiện một số nội dung của nghị định thư năm 2008 ký với Lào cho phù hợp với thực tế hiện nay để thuận lợi cho các Nhà đầu tư sang Lào,v v…
– Ông Trần Nhật Thành (Vụ trưởng vụ quan hệ việt nam, Lào, Campuchia – Bộ KH và ĐT) phát biểu về các khó khăn cho Doanh nghiệp triển khai các dự án sang Lào do nhiều nguyên nhân từ hai phía. Để tiếp tục triển khai 16 dự án đến 2020 theo Hiệp định ký giữa hai nước, cần hoàn thiện về cơ sở pháp lý và quy hoạch đồng bộ.
– GS.TSKH Lê Du Phong ( Nguyên Q. Hiệu trưởng Đại học KTQD) phát biểu trao đổi nhấn mạnh làm thế nào để khai thác lợi thế tiềm năng về lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, đồng thời làm thế nào để khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng đi đối với bảo vệ tài nguyên rừng.
Một số ý kiến khác đã tập trung làm rõ thêm về tình hình kinh tế Lào hiện tại, vấn đề đổi mới cơ chế, cơ cấu kinh tế, các giải pháp cho vấn đề đầu tư, vấn đề khai thác sử dụng lợi thế tiềm năng và bảo vệ môi trường sinh thái,vv…
Phát biểu tổng kết hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh các báo cáo tham luận và trao đổi của các nhà khoa học trong Hội thảo đã tập trung làm rõ thêm các vấn đề mà đề dẫn hội thảo đã nêu. Sau hội thảo, Trường đại học KTQD sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung, biên tập thành báo cáo kiến nghị gửi Chính phủ hai nước để tiếp tục xem xét áp dụng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Lào; đề xuất Chính phủ hai nước tiếp tục hỗ trợ việc nghiên cứu và hợp tác toàn diện hơn của trường Đại học KTQD với Đại học quốc gia, các Viện nghiên cứu của CHDCND Lào trong tương lai.
Phát biểu bế mạc hội thảo, TS Khampheuy Panmalaythong, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Lào đã cảm ơn ý kiến của các nhà khoa học, cảm ơn trường Đại hợp Kinh tế quốc dân đã tích cực hợp tác để đảm bảo cho Hội thảo thành công. Trong sự phối hợp và đồng chủ trì Hội thảo này, trường đại học KTQD giữ vai trò chính là một minh chứng thể hiện sự tiếp tục đổi mới và hợp tác toàn diện hơn giữa đại học KTQD với đại học Quốc gia và Viện Khoa học xã hội Lào, đặc biệt là việc chú trọng tới hợp tác nghiên cứu trong thời gian gần đây. Nhữngkết quả nghiên cứu từ Hội thảo này sẽ được tiếp tục hoàn thiện để kiến nghị với Chính phủ Lào.
Hội thảo khoa học quốc tế của Đại học KTQD tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào thành công tốt đẹp, đây là một hoạt động không chỉ có ý nghĩa quan trọng hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường mà còn mở ra sự tiếp tục về hướng đi mới trong việc tăng cường hợp tác quốc tế về NCKH của trường đại học KTQD trong quá trình tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế ./.
Một số hình ảnh về Hội Thảo Quốc tế tại Viêng Chăn
GS.TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng ĐHKTQD cùng TS Khampheuy Panmalaythong- Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Lào tặng hoa các nhà tài trợ.
Quang cảnh Hội thảo
PGS.TS Trần Thọ Đạt- PHT; PGS.TS Nguyễn Viết Lâm- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy; GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, nguyên Hiệu trưởng và các đại biểu Đại học KTQD dự hội thảo
Các đại biểu của Việt Nam và Lào tại Hội thảo
Chủ tịch Viện KHXH Lào báo cáo tổng quan kinh tế xã hội Lào
GS.TSKH Võ Đại Lược báo cáo tại Hội thảo
GS.TS Nguyễn văn Nam, Hiệu trưởng ĐH KTQD trả lời phỏng vấn đài truyền hình VTV
PGS.TS Trần Thọ Đạt- Phó Hiệu trưởng ĐHKTQD trao đổi chuyên môn với Phóng đài viên truyền hình VTV
GS.TS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội trao đổi chuyên môn với Phóng viên truyền hình VTV bên lề hội thảo
GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên Q.Hiệu trưởng ĐHKTQD phát biểu tham luận
GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Đại học KTQD phát biểu tham luận
GS.TS nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, ĐH KTQD đọc tham luận
PGS.TS Phạm văn Hùng, Đại học KTQD đọc báo cáo tham luận
Đoàn chủ tịnh hội thảo quốc tế và các đại biểu dự hội thảo chụp ảnhchung
Một số Đai biểu của Đại học KTQD thăm và chụp ảnh kỷ niệm tại thủ đô Viêng Chăn
Các cán bộ trường và một số đại biểu bên ngoài dự hội thảo
thăm và chụp ảnh tại cửa khẩu Nong Khai- Thái Lan
Viêng chăn, 25/7/2011
Tin, ảnh: TS Lê Anh Tuấn
Trưởng phòng CTCT & QLSV