Hội thảo khoa học quốc tế “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ tư (Contemporary Issues in Economics, Management and Business – 4th CIEMB 2021)
11/11/2021 2021-11-11 16:44Hội thảo khoa học quốc tế “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ tư (Contemporary Issues in Economics, Management and Business – 4th CIEMB 2021)
Hội thảo khoa học quốc tế “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ tư (Contemporary Issues in Economics, Management and Business – 4th CIEMB 2021)
Ngày 11/11/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức thành công hội thảo khoa học quốc tế “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ tư (Contemporary Issues in Economics, Management and Business – 4th CIEMB 2021).
Quang cảnh của buổi hội thảo
Tham dự hội thảo, về phía khách mời có ông Ouk Serethor – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Vương quốc Campuchia tại Việt Nam; bà Masriati Lita Saada Pratama – tham tán Đại sứ quán Cộng hòa Indonesia; bà Đặng Trang – Giám đốc ICAEW tại Việt Nam; ông Sukmo Koo – Giám đốc V&H Home; cùng các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng; PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, các cán bộ, giảng viên trong Nhà trường.
Hội thảo còn có sự góp mặt của các diễn giả: Giáo sư Lisa Magnani – Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Macquarie, Úc; Giáo sư Clifford J. Shultz – Đại học Loyola Chicago, Hoa Kỳ; ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam/Lào; TS Abel Duarte Alonso – Đại học Rmit, Úc.
PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng phát biểu khai mạc tại hội thảo
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhấn mạnh: hội thảo khoa học quốc tế thường niên CIEMB là một trong những sự kiện quốc tế quan trọng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hội thảo là diễn đàn để các học giả, chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chia sẻ, trao đổi và trình bày về các công trình nghiên cứu, các chiến lược kích thích tăng trưởng và phát triển bền vững liên quan tới các vấn đề đương đại của Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh.
Đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã đặt ra những thách thức và khó khăn chưa từng có đối với nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên Thế giới hiện đang đứng trước yêu cầu phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh “sống chung” với Covid-19.
Đối diện với những thách thức trong bối cảnh bình thường mới, PGS Hiệu trưởng cho rằng: “chúng ta cần có thông điệp rõ ràng và kiên định thực hiện chính sách “sống chung” với Covid-19, đảm bảo sự thống nhất trong toàn quốc. Bên cạnh đó cần nhanh chóng bao phủ vắc xin, từng bước thận trọng mở cửa nền kinh tế trong và ngoài nước. Trước tình hình này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, kịp thời có các giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn trước mắt. Tuy nhiên làm thế nào để Nghị quyết 128/NQ-CP được thực hiện thông suốt trên toàn quốc cũng là 1 vấn đề cần được quan tâm”.
Giáo sư Lisa Magnani – Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Macquarie, Úc trình bày tham luận:” In the Eye of the Perfect Storm: SMEs, Global Modes of Production and Resilience for Local Development in a Post – Pandemic Word”
Giáo sư Clifford J. Shultz – Đại học Loyola Chicago, Hoa Kỳ trình bày tham luận:” Markets and Marketing as Constructive Engagement toward Sustainable Prosperity, Peace and Well-Being”
Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam/Lào trình bày tham luận:” How to Strengthen Vietnam’s Medium-term Economic Prospects”
Khuyến nghị về các chính sách phục hồi và tăng trưởng, ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam/Lào cho rằng Việt Nam cần cải thiện khả năng chống chịu với các cú sốc, hiện đại hóa nền kinh tế; tăng cường tính linh hoạt của các chính sách tiền tệ, chính sách an sinh xã hội và cải thiện năng suất lao động.
Các đại biểu tham gia trao đổi và thảo luận tại hội thảo
Tại Hội thảo CIEMB 2021, các chuyên gia, các nhà khoa học đã trao đổi và thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có những điểm nghẽn trong ba vấn đề lớn được quan tâm: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế; an sinh xã hội và nguồn lao động.
Hội thảo đã nhận được hơn 120 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và giảng viên từ Việt Nam và 10 Quốc gia trên Thế Giới. Hơn 70 tham luận được lựa chọn để trìnhbày trong 16 phiên song song về các lĩnh vực khác nhau như tài chính, kế toán, kinh tế nông nghiệp, môi trường, quản trị kinh doanh, kinh tế vĩ mô, marketing, kinh tế vi mô, quản lý nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế….5 giải thưởng bài báo xuất sắc nhất đã được trao cho các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Fennika, Đại học Kinh tế TP.HCM, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường và Trường Kinh doanh Đại học Hull, Vương quốc Anh.
Các phiên thảo luận song song về các vấn đề kinh tế, quản trị và kinhdoanh
PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng tặng hoa và trao chứng nhận diễn giả cho ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam/Lào
PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng tặng hoa và trao chứng nhận cho 5 công trình nghiên cứu xuất sắc nhất
PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng phát biểu bế mạc hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo cùng nhau chụp ảnh lưu niệm
Trước đó, PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Nhà trường đã có buổi tiếp đón thân mật ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam/Lào
PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Nhà trường tặng quà lưu niệm ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam/Lào
Lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo đơn vị và ông Francois Painchaud cùng nhau chụp ảnh lưu niệm
Sáng ngày 12/11/2021, TS Abel Duarte Alonso – Đại học Rmit, Úc trao đổi và trình bày :” Experiencces and Strategies to Publish in High Quality Interational Publications”
PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng trao chứng nhận cho TS Abel Duarte Alonso – Đại học Rmit,Úc
Các đại biểu tham dự sự kiện đều được test nhanh và tuân thủ các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh Covid-19
Bài và ảnh: Phòng Truyền thông
Trân trọng cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin về sự kiện:
TH VTC10 ( 13’11)
Báo Kinh tế Sài Gòn Online: Phục hồi kinh tế từ nền tảng an ninh việc làm
Diễn đàn Doanh nghiệp: Phục hồi nền kinh tế phải có giải pháp mạnh và thông suốt
Hải quan Online: Thêm “vùng đệm” cho tài chính để tăng cơ hội phục hồi kinh tế
Báo Đảng Cộng sản: Ứng xử hiệu quả với các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh
Báo Giáo dục và Thời đại: Tiếp cận số để quản lý chất thải rắn đô thị tại Hà Nội
Báo nhân dân: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp để phục hồi kinh tế
Báo Chất lượng & Cuộc sống: Nếu không có hỗ trợ của Chính phủ, tỷ lệ DNVVN đóng cửa tăng gần gấp đôi
Báo Hải quan Online: Kiến nghị giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giúp giải phóng 50.000 tỷ đồng vốn vay
Báo VNBUSINESS: Giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc nền kinh tế sẽ có thêm 50.000 tỷ đồng vốn vay
Báo Điện tử Chính phủ: Chuyên gia khuyến nghị phối hợp chính sách phục hồi kinh tế
Báo Công luận: NEU: “Lãi suất cho vay mặc dù đã được giảm nhưng vẫn còn ở mức cao”
Báo Pháp luật và Đời sống ( trang 12 )
Báo Công Thương: Đề xuất nhiều chínhsách để sống chung với dịch Covid-19
Cafef : Chuyên gia khuyến nghị phối hợp chính sách phục hồi kinh tế