Hội thảo Khoa học Quốc gia “Phát triển mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam”

Hội thảo Khoa học Quốc gia “Phát triển mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam”

Bản tin NEUTin tức mới nhất

Hội thảo Khoa học Quốc gia “Phát triển mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam”

Sáng ngày 10/7/2021, Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia, Đề án 844 và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam”. Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…

Hội thảo khoa học diễn ra theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến

Tham dự Hội thảo có TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ); GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên cùng nhiều đại diện doanh nhân, nhà khởi nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước.

TS Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường khoa học và công nghệ nhận định: “Tài nguyên trí tuệ của sáng tạo rất lớn, phải đào tạo mạnh, tư vấn mạnh”. Để hình thành mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo, TS Phạm Hồng Quất đề xuất các trường đại học kết nối với các vườn ươm, tạo ra nền tảng chia sẻ để tìm ra nghiên cứu phù hợp. Quan trọng, cần phải có người tư vấn phù hợp, phải có sự trao đổi qua lại, có sự đánh giá từ khu vực đào tạo, từ người tư vấn, người phản biện chính sách… hình thành mạng lưới nghiên cứu, cố vấn, phản biện. Cục trưởng Cục Phát triển thị trường khoa học và công nghệ cũng mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý tham dự Hội thảo đưa ra những đề xuất, giải pháp kết nối để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD phát biểu 

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh, điều quan trọng để giúp Việt Nam đạt được sự phát triển vượt bậc, tạo ra được một sự thay đổi lớn, giúp Việt Nam vươn lên thành một nước có thu nhập cao, phát triển trên thế giới thì không có cách nào ngoài đổi mới sáng tạo. Đội ngũ đổi mới sáng tạo đông đảo nhất đến từ các bạn trẻ, từ cấp Phổ thông đến Trường đại học, nhưng sự đổi mới này phải có cơ sở, có căn cứ, dựa trên tri thức.

GS.TS Hoàng Văn Cường cũng cho biết việc đăng cai tổ chức Hội thảo này mang lại mục tiêu kép cho Nhà trường, bao gồm việc thu nhận các ý tưởng, thách thức về KH-CN nhằm đẩy mạnh hoạt động về đào tạo khởi nghiệp cho thế hệ trẻ; bên cạnh đó càng khẳng định được rằng việc đưa khởi nghiệp sáng tạo vào đào tạo tại các trường đại học là một cách làm đúng đắn…

Các chuyên gia chia sẻ và đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên cùng nhiều đại diện doanh nhân, nhà khởi nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước. Theo các chuyên gia, bất kỳ chủ thể nào trong hệ sinh thái cũng có thể đóng góp và tiếp cận hệ dữ liệu phục vụ nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia đã tập trung thảo luận những nội dung liên quan đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng mạng lưới các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp các cấp Bộ, Ngành, Trung ương và địa phương; triển khai cơ chế, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường liên kết giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia và địa phương giai đoạn 2016 – 2020, đề xuất giai đoạn 2021 – 2025; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Viện, cơ sở giáo dục, đào tạo, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tại các Bộ, ngành, địa phương…

Hội thảo là dịp để kết nối, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và hiệu quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 844 tại Trung ương, địa phương giai đoạn 2016 – 2020; đề xuất các giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; đề cập đến việc nâng cao năng lực nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên thế mạnh của Bộ, ngành, địa phương cho các cán bộ phụ trách, cán bộ nghiên cứu…

Bài và ảnh: CSIE và Phòng Truyền thông

Đang tuyển sinh