Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023: “Ổn định và phát triển thị trường bất động sản” & Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023: “Ổn định và phát triển thị trường bất động sản” & Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022

Bản tin NEUTin tức mới nhất

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023: “Ổn định và phát triển thị trường bất động sản” & Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022

Sáng 21/4/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023: “Ổn định và phát triển thị trường bất động sản”, đồng thời Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022.

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu ngoài trường có PGS.TS Phạm Văn Linh – Phó Chủ tịch Hội đồng LLTW; PGS.TS Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch Hội đồng LLTW; TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; TS. Nguyễn Minh Sơn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Đào Trung Chính – Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ TN& MT; ông Vương Duy Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng; TS. Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính; PGS.TS Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại; TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; TS. Lê Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; TS Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; TS Đoàn Văn Bình – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Chủ tịch Tập đoàn CEO; ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam.

Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng; PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng; cùng các đồng chí trong Đảng uỷ, Hội đồng trường; các thành viên Hội đồng Khoa học & Đào tạo; Hội đồng tư vấn; đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm; các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một số đại sứ quán tại Hà Nội; các cơ quan trung ương như Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy Ban Giám sát Tài chính quốc gia, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tưởng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các Trường đại học, các Viện nghiên cứu; các chuyên gia kinh tế; đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí.

GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn và bất định, kinh tế Việt Nam năm 2022 đã đạt mức tăng trưởng vượt trội ngay sau giai đoạn tăng trưởng suy giảm sâu do đại dịch Covid-19. Lạm phát và kinh tế vĩ mô về cơ bản là ổn định.

Tuy nhiên, một số vấn đề của nền kinh tế vẫn còn tồn tại, đặc biệt là sự lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ còn chưa được cải thiện, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một trong những điểm nghẽn có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính tiền tệ là thị trường bất động sản còn nhiều rủi ro, bất ổn và chưa được phát triển một cách bền vững. Vì vậy, chủ đề của Hội thảo năm nay, bên cạnh đánh giá tổng quan chung nền kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã lựa chọn chủ đề đánh giá thực trạng thị trường bất động sản cũng như cảnh báo những rủi ro và bất ổn của thị trường này. Từ thực trạng này, Hội thảo đưa ra những góc nhìn khác nhau của thị trường bất động sản nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Đồng thời tập trung thảo luận để nhận diện các nút thắt và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ, hướng tới thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

 TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, Đánh giá Kinh tế Việt Nam của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là hoạt động thường niên, uy tín. Những năm qua, Hội thảo đã có những đóng góp quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và nước. 

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Hiển cũng khẳng định, kết quả tăng trưởng GDP quý I/2023 thấp hơn mục tiêu cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. “Mục tiêu tăng trưởng năm 2023 với tăng trưởng 6,5%, lạm phát bình quân 4,5% nếu không thực sự quyết liệt và khôn khéo, chủ động và linh hoạt trong điều hành sẽ là thách thức rất lớn”. Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, thị trường bất động sản là điểm nghẽn chính đối với phục hồi và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. Do đó, giải quyết tốt các vấn đề của thị trường bất động sản sẽ có tác động tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học trình bày nội dung Ấn phẩm “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022”

Chia sẻ về nội dung chính của Ấn phẩm, GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh đến những giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giảm chi phí, tăng cường thị trường đầu ra… Vấn đề về thị trường BĐS là điểm nhấn của Ấn phẩm năm nay, theo các chuyên gia, thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường BĐS thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý hoặc trầm lắng kéo dài sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân và gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Do vậy, Ấn phẩm đưa ra khuyến nghị cần tiếp tục các nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện chính sách kiểm soát chống đầu cơ BĐS.

Đặc biệt, liên quan đến thị trường vốn cho BĐS, GS.TS Tô Trung Thành cho rằng cần mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Đồng thời ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại BĐS khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều vào các dự án BĐS, nhà ở cao cấp.

Đối với vấn đề nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tại Ấn phẩm các chuyên gia Trường Kinh tế Quốc dân khuyến nghị sớm rà soát tình trạng tài chính (bao gồm: tài sản, nợ, dòng tiền) của các công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn; căn cứ vào kết quả rà soát này để khoanh vùng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu (chủ yếu là các nhà phát triển BĐS) có thể hỗ trợ; tăng cường theo dõi, giám sát các trường hợp doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có liên quan phát hành trái phiếu doanh nghiệp khối lượng lớn.

Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam trình bày tham luận “Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam dưới tác động từ kinh tế thế giới năm 2023”

Tại Hội thảo, đề xuất giải pháp củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam, ông Francois Painchaud nêu rõ, bên cạnh chính sách tài khóa, tiền tệ, tài chính để hỗ trợ tăng trưởng còn cần quan tâm tới các chính sách về cải cách cơ cấu để có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng môi trường kinh doanh trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng sức chống chịu của hệ thống ngân hàng bằng cách tăng vốn, tăng cường khuôn khổ an toàn vĩ mô; đồng thời Việt Nam cần tiếp tục phát triển thị trường vốn và quản lý rủi ro. Bên cạnh chính sách tài khóa, tiền tệ, tài chính để hỗ trợ tăng trưởng còn cần quan tâm tới các chính sách về cơ cấu. Cải cách cơ cấu cần được triển khai bởi qua đó có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng môi trường kinh doanh cũng như cải thiện bằng cách tạo ra một “sân chơi” bình đẳng trong việc tiếp cận tài chính, đất đai và giảm gánh nặng pháp lý, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng quản trị lực lượng lao động, giảm sự không phù hợp về kĩ năng lao động.

GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trưởng ĐH KTQD trình bày tham luận “Thị trường BĐS 2022 và giải pháp phát triển”

Phân tích về thị trường bất động sản 2022 và giải pháp phát triển, GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Bất động sản cũng là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán, vốn, xây dựng, thị trường lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh doanh bất động sản đóng góp 3,32% GDP, xây dựng đóng góp 5,44% GDP và đến tháng 9/2022, giá trị vốn hóa ngành bất động sản ước tính khoảng 1,7 – 1,8 triệu tỷ đồng. Thực tiễn thời gian qua, thị trường này bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, phát triển thiếu lành mạnh. Để giải quyết, Việt Nam cần hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản; kiểm soát chống đầu cơ bất động sản. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng nguồn cung nhà ở xã hội, xác định cơ cấu hàng hóa bất động sản phù hợp cho từng địa phương, khu vực dựa trên dự báo về dân số, thu nhập bình quân, định hướng phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

Các chuyên gia trao đổi và thảo luận mở tại Hội thảo

Trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, các chuyên gia, diễn giả và đại biểu đều thống nhất cao rằng cần thiết phải giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, không để thị trường này trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao và nền kinh tế “bong bóng”. Việc kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản để chống đầu cơ nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tác động của các yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới cũng như các điểm nghẽn về nền tảng tăng trưởng trong nước đã khiến những dự báo về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2022. Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 6,3 – 6,5% trong năm 2023.

Động lực tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 đến từ các yếu tố cơ bản có triển vọng tốt như sau giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – chiếm tỷ trọng khoảng 25% GDP, đang có sức bật trở lại, với hỗ trợ của khu vực FDI.

Ngành dịch vụ du lịch và lưu trú khôi phục trở lại với lượng khách quốc tế cao hơn đến từ chính sách nới lỏng các biện pháp phong tỏa ở nhiều nước. Đầu tư công đang được quyết liệt đẩy mạnh, đóng góp lớn vào đầu tư xã hội, bổ trợ cho khu vực tư nhân còn khó khăn…

Cùng với đó, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thực hiện trong năm cuối cùng với quyết tâm mạnh mẽ hơn sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay gồm suy giảm trong cầu hàng hóa, dịch vụ thế giới ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Chính sách tiền tệ thắt chặt trên diện rộng và môi trường lãi suất cao dẫnđến điều kiện tài chính không thuận lợi. Lạm phát thế giới vẫn ở mức cao tác động đến lạm phát và ổn định vĩ mô trong nước.

Từ thực trạng hiện nay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra khuyến nghị chính sách chung cho năm 2023. Theo đó, Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ, cần kiên trì cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 trong giai đoạn tới cần chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Chính phủ cần có những giải pháp cả về ngắn hạn và dài hạn để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

TS. Nguyễn Minh Sơn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu bế mạc Hội thảo

Trong khuôn khổ Hội thảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Họp báo công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022 với chủ đề “Ổn định và phát triển thị trường bất động sản” nhằm trao đổi, giải đáp thắc của báo chí xung quanh các nội dung liên quan. 

Theo đó, GS.TS Phạm Hồng Chương, đồng chủ biên Ấn phẩm cho biết: Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 đặt ra, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, một trong những nhiệm vụ đặt ra là cần phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Thị trường này phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường bất động sản thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý hoặc trầm lắng kéo dài sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân và gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Do đó, ổn định và phát triển thị trường bất động sản là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác điều hành chính sách trong năm 2023./.

GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD và GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng QLKH, đồng chủ biên Ấn phẩm giới thiệu, chia sẻ về Ấn phẩm tại Họp báo

Một số hình ảnh trong khuôn khổ Hội thảo:

Các đại biểu tham dự Hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm

ThS. Bùi Đức Dũng – Trưởng phòng Tổng hợp dẫn chương trình tại Hội thảo

TS. Vũ Trọng Nghĩa – Trưởng phòng Truyền thông dẫn chương trình tại buổi Họp báo công bố Ấn phẩm

Bài và ảnh: Phòng Truyền thông

Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Hội thảo:

Truyền hình VTV1: “Điểm nghẽn” của thị trường bất động sản

Truyền hình TTXVN: Triển vọng kinh tế 2023: Tháo gỡ “điểm nghẽn” bất động sản

Truyền hình Nhân dân: Công bố ấn phẩm “Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2022”

Truyền hình Quốc hội: Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy thị trường bất động sản

Truyền hình VTC10: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản là nhiệm vụ trọng tâm

Truyền hình VITV (phút 04’15s)

CafeF: Giải mã chuyện thu nhập người Việt thấp nhưng giá bất động sản lại rất cao

3 giải pháp ”gỡ” thị trường trái phiếu, khơi thông vốn cho ngành bất động sản

Vnexpress: ‘Kết thúc sớm thanh tra dự án để gỡ khó cho thị trường địa ốc’

Saigontimes: Tiếp sức doanh nghiệpđể phục hồi kinh tế

Vneconomy: Nếu bất động sản chỉ dựa vào ngân hàng, sẽ rủi ro lớn khi chính sách đổi chiều

Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5%

Vì sao nhiều ý kiến ủng hộ giảm 2% thuế VAT đồng loạt?

Thời báo Tài chính Việt Nam: Nhiều dự án bất động sản tồn đọng sau các vụ án cần cơ chế xử lý

Gỡ điểm nghẽn trên thị trường bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng

Vietnamnet: Thiếu nhà ở xã hội, đề xuất ‘rã đông’ dự án nhà vừa túi tiền

Nhân dân: Bàn các biện pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường bất động sản

Giảm ngay chi phí đầu vào để hỗ trợ doanh nghiệp

Quân đội Nhân dân: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố ấn phẩm về các vấn đề của nền kinh tế

Lao động: 5 vướng mắc của thị trường bất động sảnhiện nay

Đại biểu Nhân dân: Gỡ nút thắt giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững

Đảng cộng sản Việt Nam: Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản

Nhà báo & Công luận: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tháo gỡ “điểm nghẽn” bất động sản

Khuyến khích sự phát triển của các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường bất động sản

Phải chuyên nghiệp mới nên rót tiền vào trái phiếu doanh nghiệp

Chính sách & Cuộc sống (TTXVN): Kinh tế Việt Nam 2022 và triển vọng 2023: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản

Báo Chính phủ: Giải quyết điểm nghẽn bất động sản, đẩy mạnh cải cách để khôi phục đà tăng trưởng

Thời báo Ngân hàng: Gỡ điểm nghẽn bất động sản để thúc đẩy kinh tế

Pháp luật Việt Nam: Thị trường bất động sản: Nhiều ‘điểm nghẽn’ cần sớm tháo gỡ

Hải quan online: Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản

Linh hoạt, nhịp nhàng phối hợp chính sách hỗ trợ tăng trưởng

Vnbusiness: Thị trường tài chính ‘nhuốm màu xám’ từ những rủi ro bất động sản

Diễn đàn Doanh nghiệp: Thúc tăng trưởng kinh tế: Cần sớm tháo gỡ điểm nghẽn thị trường bất động sản

Giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô trong năm 2023

Một số khuyến nghị chính sách cấp bách gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản

Thanh niên: Gỡ khó cho thị trường bất động sản

Đầu tư: Doanh nghiệp bàn tới việc sử dụng công cụ bất động sản để khôi phục kinh tế

Doanh nghiệp bàn tới việc sử dụng công cụ bất động sản để khôi phục kinh tế

Vietnam Plus: Đánh giá nền kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023

VOV: Kinh tế Việt Nam 2022 và triển vọng 2023: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 6,3-6,5% trong năm 2023

Vietnam Finance: GS.TS Tô Trung Thành: ‘Giảm thuế, phí hiệu quả hơn hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ’

Người đưa tin: Tại sao ở Việt Nam thu nhập thấp nhưng giá bất động sản cứ tăng cao?

Sài Gòn giải phóng: Kinh tế quý 2 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá

Công thương: Gỡ điểm nghẽn bất động sản cho phát triển kinh tế Việt Nam

Vietnambiz: GS.TS Phạm Hồng Chương: ‘Cầu tiêu dùng giảm sâu một phần do thị trường BĐS lao dốc’

MarketTimes: Nhìn lại một năm “bất thường” của thị trường địa ốc: Giá tăng mạnh đầu năm sau đó đột ngột lao dốc

GS.TS Hoàng Văn Cường: “Xác suất xảy ra của thị trường bất động sản xuống đáy rất thấp”

“8% doanh nghiệp bất động sản niêm yết mất khả năng trả nợ lãi vay”

Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Giá bất động sản neo cao: Chuyên gia hiến kế đánh thuế sở hữu và thuế thừa kế

Tạp chí Thuế: Cần tiếp tục kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thịtrường BĐS để chống đầu cơ

Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam: Thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, rủi ro

Tạp chí Doanh nhân Việt Nam: Thị trường bất động sản tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội

GS.TS Hoàng Văn Cường: Sớm kết thúc các cuộc thanh tra cũng giúp tháo gỡ nút thắt cho thị trường BĐS

Tạp chí Thương trường: Kiến nghị đánh thuế sở hữu và thuế thừa kế bất động sản để hạ giá nhà đất

Chủ tịch CEO Group: Lãi suất 8,2%/năm là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp

Tạp chí BĐS Việt Nam: GS. TS. Hoàng Văn Cường: “Nên kết thúc sớm việc thanh tra các dự án bất động sản đang bị tạm dừng triển khai

GS.TS. Tô Trung Thành chỉ ra 6 chính sách cần gỡ vướng ngay trong “khung giờ vàng”

LS. TS. Đoàn Văn Bình kiến nghị giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại “quỹ đạo trên đường cao tốc”

TS. Nguyễn Đình Cung chỉ ra “nút thắt“ lớn nhất cản trở sự phát triển thị trường bất động sản

Kinh tế & Đô thị: Thúc tăng trưởng kinh tế: Nhiều giải pháp phát triển thị trường bất động sản

Zingnews: Đề xuất đánh thuế sở hữu và thừa kế bất động sản để giảm giá nhà

Mekong Asean: Chuyên gia: Khơi thông dòng vốn bất động sản phải tập trung vào thị trường trái phiếu

Doanh nghiệp & Tiếp thị: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản là nhiệm vụ trọng tâm

Tạp chí Kinh tế Công nghệ: Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản!

 

 

Đang tuyển sinh