Hội thảo Khoa học Quốc gia “Cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo – Rào cản và giải pháp tháo gỡ”
09/12/2021 2021-12-09 15:17Hội thảo Khoa học Quốc gia “Cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo – Rào cản và giải pháp tháo gỡ”
Hội thảo Khoa học Quốc gia “Cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo – Rào cản và giải pháp tháo gỡ”
Chiều ngày 09/12/2021, Chương trình Hội thảo Khoa học Quốc gia “Cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo – Rào cản và giải pháp tháo gỡ” đã được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí tại Việt Nam. Hội thảo được tổ chức dưới hình thức online và offline.
Quang cảnh của buổi hội thảo
Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng; đại diện các đơn vị trong trường; cùng các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu từ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp.
PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc tại hội thảo
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng cho biết, ngành cơ khí là một ngành rất quan trọng phát triển công nghiệp của nhiều Quốc gia, đặc biệt là đối với các Quốc gia đang trong giai đoạn phát triển trong đó có Việt Nam. Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chính sách, đề án hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong nước. Quy mô và số lượng các doanh nghiệp cơ khí có sự gia tăng. Một số phân ngành cơ khí đã chế tạo được các sản phẩm chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn khu vực, thậm chí có thể đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới như xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, cơ khí gia dụng và dụng cụ, và ô tô và phụ tùng ô tô. Đây là những phân ngành chủ yếu hướng tới xuất khẩu, phục vụ doanh nghiệp FDI với vai trò của công nghiệp hỗ trợ.
Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng hiện tại, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam sức cạnh tranh còn thấp, công nghệ sản xuất ở mức độ trung bình, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền kinh tế, chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp cơ khí trong nước chưa tốt, giá thành cao và gần như chưa có sản phẩm công nghiệp chủ lực đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
TS Nguyễn Đoan Trang – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tham luận:” Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế”
Ông Lưu Minh Đức – nguyên Phó trưởng phòng QLCN Sở Công Thương Hà Nội
Ông Nguyễn Đức Thiện – Chuyên gia đánh giá trưởng Công ty TNHH GIC Việt Nam trình bày tham luận:” Cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp cơ khí Việt Nam – Góc nhìn từ nhà quản lý và tư vấn”
ThS Trần Nhật Thắng – Công ty TNHH GE Việt Nam trình bày tham luận:” Ứng dụng Lý thuyết tắc nghẽn trong việc rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng”
TS Hoàng Đỗ Thanh Tùng – Trưởng phòng Nghiên cứu HT&QL, Viện CNTT – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trình bày tham luận:” Chuyển đổi số – Động lực cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp”
Buổi hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận 3 vấn đề chính: (1) Nhận diện rào cản từ vi mô (các doanh nghiệp) đến vĩ mô (những chính sách Nhà nước), nguyên nhân tại sao nhiều chính sách, chiến lược của Việt Nam về công nghiệp, đặc biệt nền công nghiệp cơ khí chưa đạt được; (2) cách ứng phó của các doanh nghiệp cơ khí với những khó khăn, thách thức trong đại dịch Covid – 19; (3) Kiến nghị những chính sách của Nhà nước, những giải pháp của doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn.
Các đại biểu tham dự thảo hội thảo cùng nhau trao đổi, thảo luận
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã chia sẻ quan điểm và phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu, đánh giá về những rào cản trong cải thiện năng suất lao động tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị để tháo gỡ các rào cản nhằm giúp tăng năng suất lao động của các doanh nghệp cơ khí trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi số.
Các đại biểu tham dự hội thảo cùng nhau chụp ảnh lưu niệm
Bài và ảnh: Phòng Truyền thông