Diendandoanhnghiep.vn: TS Lê Huy Huấn: Vận hành sàn giao dịch carbon vào năm 2028 liệu có khả thi?

Diendandoanhnghiep.vn: TS Lê Huy Huấn: Vận hành sàn giao dịch carbon vào năm 2028 liệu có khả thi?

Trang chủ

Diendandoanhnghiep.vn: TS Lê Huy Huấn: Vận hành sàn giao dịch carbon vào năm 2028 liệu có khả thi?

DIENDANDOANHNGHIEP.VN: Việc xây
dựng các hệ thống quy định, chính sách, hạ tầng, nền tảng cho “mặt hàng
carbon” có thể giao dịch được trên thị trường khu vực và thế giới là cả
quá trình nan giải.

Còn nhiều rào cản

Đó là chia sẻ của TS. Lê
Huy Huấn – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với DĐDN. TS Lê
Huy Huấn cho biết, sàn giao dịch tín chỉ carbon
được đi vào vận hành sẽ giúp tăng cường tính minh bạch của thị trường
trong việc định giá carbon và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân
chung tay vào mục tiêu giảm phát thải, góp phần đáng kể vào kế hoạch
thực hiện Net Zero vào năm 2050 như cam kết đề ra.

Một số hình dạng đặc thù của carbon và ứng dụng phổ biến

Tuy
nhiên thực tế còn rất nhiều vướng mắc để tiến hành đưa thí điểm thị
trường carbon vào năm 2025 và đưa vào vận hành chính thức vào năm 2028.
Lý giải về những khó khăn này TS. Lê Huy Huấn đưa ra những bất cập sau:

Thứ nhất,
điều kiện để vận hành sàn giao dịch carbon là các doanh nghiệp phải có
khả năng sản xuất ra tín chỉ carbon, nghĩa là phải có “hàng hóa” để bán.
Muốn xác định được có bao nhiêu hàng hóa để bán, các cơ quan quản lý
cần khẩn trương đưa ra đầy đủ hướng dẫn đo lường, kiểm kê một cách chính
xác, lượng khí thải thực tế của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định mức
trần, phạm vi phát thải, cơ quan quản lý sẽ phải phân bổ quyền phát thải
trong tổng mức trần quy định. Điều này giúp xác định được hạn ngạch
phát thải được phân bổ miễn phí cho các lĩnh vực, doanh nghiệp, làm cơ
sở cho việc xác định lượng phát thải của doanh nghiệp là dư thừa hay
thiếu hụt so với lượng phát thải cho phép.

Cụ thể theo Khoản 2,
Điều 5 của Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định các đối
tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Quyết định Quyết
định 01/2022/QĐ-TTg ban hành ngày 18 tháng 1 năm 2022 đã quy định danh
mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính (KNK) phải thực hiện kiểm kê
KNK. Đây cũng là các thành phần tham gia thị trường carbon trong tương
lai.

Tuy vậy, cho đếnnay, hiện mới có Thông tư số
17/2022/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất
thải, cũng như hướng dẫn cho các lĩnh vực khác vẫn đang được xây dựng.

Việc định giá carbon ở Việt Nam thông qua thị trường carbon hay hệ thống giao dịch hạn ngạch (ETS) là cần thiết

Bên
cạnh đó, cơ quan quản lý cũng phải thiết lập hệ thống MRV để theo dõi
việc thực hiện và hoàn thành các yêu cầu giảm phát thải của từng doanh
nghiệp nhằm đảm bảo mỗi tấn GHG giảm được là chính xác. Quá trình này
phải được kiểm tra và xác minh bởi các thanh tra viên của Chính phủ hoặc
một tổ chức tư nhân/bên thứ ba độc lập xác minh, đánh giá và cung cấp
chứng nhận lượng khí thải của doanh nghiệp.

Thứ hai, cần
tiến hành định giá hàng hóa carbon hay nói cách khác là phải hình thành
mức giá cho mỗi tấn KNK phát thải ra môi trường. Đây là công cụ nhằm
hạn chế phát thải KNK bằng cách đặt một khoản phí phát thải để khuyến
khích các ngành sản xuất phát thải ít hơn lượng CO2 ra môi trường.

Theo
đó TS. Lê Huy Huấn chia sẻ, tại báo cáo “Thực trạng và xu hướng định
giá carbon” của Ngân hàng Thế giới năm 2023, hiện công bố 73 công cụ
định giá khác nhau. Trong đó, công cụ thuế carbon và hệ thống trao đổi
tín chỉ ETS chiếm khoảng gần 24,0% tổng lượng phát thải carbon toàn cầu.
Và hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các-bon qua Thuế bảo vệ
môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa
thạch. Tuy nhiên, mức thuế này chưa thực sự phản ánh bản chất của việc
định giá carbon.

Do đó, việc định giá carbon ở Việt Nam thông qua
thị trường carbon hay hệ thống giao dịch hạn ngạch (ETS) là rất cần
thiết vì định giá carbon sẽ khiến cho các hoạt động phát thải trở nên
đắt đỏ hơn dẫn đến sự thay đổi hành vi sản xuất của doanh nghiệp, thúc
đẩy và hỗ trợ các lĩnh vực công nghệ phát thải thấp phát triển; giúp
phân bổ đồng đều gánh nặng chi phí giảm phát thải cho các ngành;

Tất
nhiên, không thể phủ nhận rằng, có nhiều thách thức đặt ra đối với
doanh nghiệp và hàng hóa của Việt Nam khi thị trường carbon được vận
hành, do liên quan đến trình độ, tài chính cho chuyển đổi công nghệ. Do
đó, việc định giá carbon cần được thiết kế nghiêm ngặt và sẽ phải tính
đến nguy cơ phản ứng trái chiều từ phía doanh nghiệp vì ảnh hưởng tới
lợi ích doanh thu của họ.

Thứ ba, cần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng các hệ thống quy định, chính sách, cơ sở hạ tầng tạo nền tảng
cho “hàng hóa” này có thể giao dịch được trên thị trường khu vực và thế
giới. Các yêu cầu chung bao gồm: xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về
thị trường carbon; hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ
carbon quốc tế và thiết lập cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong
nước.

Trong đó, đối với riêngthị trường carbon tự nguyện: Do
các khoản tín chỉ carbon sẽ không đồng nhất (từ nhiều nguồn khác nhau)
nên trên thị trường carbon với các loại tín chỉ này thiếu tính thanh
khoản để có thể giao dịch trên sàn hiệu quả và thường mất nhiều thời
gian.

Xây dựng “nguyên tắc” cơ bản

 Do đó
theo TS. Lê Huy Huấn khuyến nghị, để khắc phục những rào cản tạo cơ sở
cho thị trường được vận hàng đúng tiến độ đề ra Việt Nam cần phải xây
dựng được những nền tảng sau:

 Một là xác định được “các
nguyên tắc carbon cốt lõi” làm cơ sở để chứng minh rằng các khoản tín
chỉ carbon thể hiện mức giảm phát thải thực tế. Mỗi khoản tín chỉ có các
thuộc tính liên quan đến từng dự án hoặc khu vực nơi nó được thực hiện.
Các thuộc tính này ảnh hưởng đến giá của khoản tín chỉ, bởi vì ở góc độ
người mua, họ sẽ đánh giá vai trò hay ý nghĩa các thuộc tính bổ sung là
khác nhau. Nhìn chung, sự không nhất quán giữa các khoản chỉ có nghĩa
là việc kết nối giữa bên mua và bên bán là một quy trình tốn thời gian,
không hiệu quả trong giao dịch. Vì vậy, tiêu chuẩn hóa các thuộc tính đó
trong một phân loại chung sẽ giúp bên bán, tiếp thị các khoản tín chỉ
và người mua tìm thấy các khoản tín chỉ đáp ứng nhu cầu của họ.

 Hai là
xây dựng hợp đồng tham chiếu với các điều khoản được tiêu chuẩn hóa cho
giao dịch carbon: Hợp đồng này sẽ kết hợp một hợp đồng cốt lõi, dựa
trên các nguyên tắc carbon cốt lõi, với các thuộc tính bổ sung được xác
định theo phân loại tiêu chuẩn và được định giá riêng sẽ được sử dụng
làm đầu vào để định giá các giao dịch, giúp các công ty dễ dàng thực
hiện những việc như mua số lượng lớn tín chỉ carbon cùng một lúc.

 Ba là thiết lập cơ sở hạ tầng giao dịch, hậu giao dịch, tài chính và dữ liệu:
sở hạ tầng giao dịch linh hoạt và có thể mở rộng cho phép niêm yết và
giao dịch các hợp đồng tham chiếu. Cơ quan thanh toán bù trừ và cơ quan
đăng ký meta hỗ trợ các hoạt động sau giao dịch và cung cấp khả năng bảo
vệ mặc định của đối tác. Tài chính chuỗi cung ứng sẽ cung cấp vốn cho
các nhà phát triển. Cơ sở hạ tầng dữ liệu tiên tiến sẽ tăng tính khả
dụng của dữ liệu và củng cố tính toàn vẹn chung của thị trường.

Bốn là xây
dựng các nguyên tắc sử dụng tín chỉ carbon để giúp đảm bảo rằng việc bù
đắp carbon không cản trở những nỗ lực khác nhằm giảm thiểu khí thải. Do
vậy, điều đầu tiên, các doanh nghiệp sẽ phải thiết lập nhu cầu về tín
chỉ carbon bằng cách tiết lộ lượng khí thải nhà kính từ tất cả các hoạt
động, cùng với các mục tiêu và kế hoạch giảm lượng khí thải theo thời
gian.

Năm là thiết lập cơ chế để bảo vệ tính toàn vẹn,
minh bạch của thị trường, bởi bản chất không đồng nhất của các khoản tín
chỉ carbon tạo ra khả năng xảy ra sai sót và gian lận. Sự thiếu minh
bạch về giá của thị trường cũng tạo ra khả năng rửa tiền. Vì vậy, cần
thiết phải có một quy trình kỹ thuật số có thể giảm chi phí phát hành,
rút ngắn thời hạn thanh toán, đẩy nhanh quá trình phát hành tín chỉ và
dòng tiền cho các nhà phát triển dự án, cho phép theo dõi các khoản tín
dụng và cải thiện độ tin cậy.

Link: https://diendandoanhnghiep.vn/van-hanh-san-giao-dich-carbon-vao-nam-2028-lieu-co-kha-thi-247217.html?

Đang tuyển sinh