Chương trình hành động của PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ứng cử viên đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026

Chương trình hành động của PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ứng cử viên đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026

Quốc hội XV

Chương trình hành động của PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ứng cử viên đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026

Xin trân trọng giới thiệu tới Quý độc giả, Quý phụ huynh, các em sinh viên và học viên Chương trình hành động của PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ứng cử viên đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, đơn vị bầu cử huyện Sóc Sơn.

ÔNG BÙI ĐỨC THỌ
Sinh ngày: 14/7/1975

 

PGS.TS, ngành Hành chính học;Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

 

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tại thời điểm nộp hồ sơ ứng cử là Phó hiệu trưởng)
 
Nếu được cử tri tín nhiệm, bầu làm đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026, tôi cam kết thực hiện chương trình hành động như sau:

 

1. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Nhân dân qua các kênh thông tin, định kỳ tiếp xúc cử tri để nắm sát ý chí, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Từ đó tổng hợp, phản ánh trung thực tiếng nói của Nhân dân tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

2. Với thế mạnh là lãnh đạo của Trường Đại học với hơn 1000 nhà khoa học về kinh tế, quản lý, tôi sẽ phát huy sức mạnh tập thể để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề nổi cộm mà Nhân dân quan tâm, những vấn đề căn cơ để thúc đẩy phát triển Kinh tế – xã hội của Thủ đô.

 

3. Tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề về chuyển đổi nghề của nông dân, ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế tri thức gắn với ứng dụng khoa học công nghệ. Tổ chức ứng dụng hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ứng dụng các kết quả nghiên cứu tại địa bàn huyện Sóc Sơn.

 

4. Thúc đẩy cải cách quản lý Nhà nước theo hướng tăng cường sự tham gia của Nhân dân, sự giám sát của cộng đồng trong quá trình quản lý của các cơ quan Nhà nước.

 

5. Chủ động giám sát việc chấp hành nghị quyết của các cơ quan dân cử.

Nguồn: báo Kinh tế đô thị

Đang tuyển sinh