Diendandoanhnghiep.vn: GS.TS Ngô Thắng Lợi: Để “sống chung” an toàn với COVID-19
17/09/2021 2021-09-17 17:51Diendandoanhnghiep.vn: GS.TS Ngô Thắng Lợi: Để “sống chung” an toàn với COVID-19
Diendandoanhnghiep.vn: GS.TS Ngô Thắng Lợi: Để “sống chung” an toàn với COVID-19
(DIENDANDOANHNGHIEP.VN) Việc thích nghi an toàn với dịch bệnh và có tư duy chiến lược mới trong bối cảnh COVID-19 là điều cần thiết phải làm.
Chúng
ta không thể hướng tới mục tiêu “không COVID-19”. Thời gian vừa qua đã
cho thấy, chủng COVID biến đổi liên tục và ngày càng trở nên nguy hiểm.
GS.TS Ngô Thắng Lợi.
Việc
thực hiện các giải pháp phong tỏa theo quyết định 15,16,16+… đều chỉ
phù hợp với giải pháp tình thế, ngắn hạn, giai đoạn đầu. Đã có nhiều
tiếng kêu cứu của người dân và doanh nghiệp, nhất là người dân và doanh
nghiệp yếu thế.
Thực tế, dịch bệnh
diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam lầnthứ 4 cho thấy nó có thể không
có hồi kết, thực chất hồi kết chỉ là tính chu kỳ.
Vì thế cần có quan điểm và chiến lược thích nghi để sống chung lâu dài với dịch.
Phải đặt yếu tố COVID-19 hay các thứ dịch bệnh khác là một giả thiết,
và cần được dự báo để đưa vào các chính sách, định hướng ngắn hạn hay
dài hạn của các cấp, các phạm vi, các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Chiến
lược sống chung hay thích nghi là lấy tôn chỉ bảo đảm an toàn cho người
dân, bao gồm an toàn dịch bệnh, an toàn duy trì cuộc sống và phát triển
kinh tế là số một.
Về vấn đề mở cửa
lại nền kinh tế, cũng không nên quá tả, tức là chỉ chống dịch hay quá
hữu, thả nổi dịch, mà cần phải có quan điểm“mở cửa” dựa trên mức độ
khống chế dịch bệnh an toàn.
Theo quan điểm của tôi, cần nắm và khoanh vùng được mức độ an toàn dịch bệnh để mở cửa kinh tế, với các bước thực hiện như sau.
Thứ nhất,
phân vùng dịch theo mức độ xanh/vàng/đỏ (như chúng ta đang làm, chứ
không nên khoanh vùng xanh, vàng, đỏ theo vị trí địa lý) và xác định cơ
chế hoạt động kinh tế của từng vùng, cơ chế giao lưu giữa các vùng với
nhau.
Dịch bệnh diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam lần thú 4 cho thấy có thể không có hồi kết.
Thứ hai,
xác định và phân chia nhân lực (con người) cũng có thể theo mức độ an
toàn dịch (xanh/vàng/đỏ – xanh là những người đã tiêm 2 mũi/ vàng là
những người tiêm 1 mũi/ đỏ là chưa tiêm) kết hợp với test âm tính.
Thứ ba,
cho phép tổ chức thực hiện (cho phép khôi phục và triển khai) các hoạt
động kinh tế của các đơn vị kinh tế ở vùng xanh (vàng) và người lao động
thuộc diện “xanh” hay “vàng” (vẫn luôn luôn phải gắn với 5K).
Nhũng
người thuộc diện “xanh”, những vùng “xanh” có thể di chuyển không chỉ
trong nội bộ vùng xanh mà có thể đi qua vùng đỏ (trao đổi, giao lưu,
cung ứng dịch vụ, nguyên vật liệu), để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh
doanh, cung ứng vật liệu vì họ không còn là nguồn lây nhiễm.
Thứ tư,
vùng nào, người nào đảm bảo yêu cầu xanh sẽ được phép hoạt động kinh tế
(trong khung khổ 5K), không phân biệt sản phẩm gì, ngành gì vì tất cả
bây giờ đều là thiết yếu, không đối với đời sống thì thiết yếu đối với
nền kinh tế với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra.
Thứ năm,
các chiến lược sống chung với dịch bệnh cần gắn chặt và coi chiến lược
vaccine là vị trí quan trong hàng đầu. Thực tế cho thấy, nước nào giải
quyết được bài toán vaccine thì mức độ tổn thất kinh tế không lớn.
Vì
thế cần quan tâm và có chính sách, để trên mọi hoàn cảnh phải tiêm đủ
vaccine, tạo nên con người xanh cộng với 5K là điều kiện tiên quyết đối
với an toàn dịch bệnh và phát triển kinh tế.
Thứ sáu,
Chính phủ cần tiếp tục giải pháp nhập vaccine, đồng thời cần có giải
pháp mạnh (đòn bảy lớn hơn) để các phương án sản xuất vaccine trong nước
nhanh chóng được thực hiện trong thực tế.
Chỉ
có khi nào chủ động nguồn vaccine trong nước, thì khi đó mới có thể
hoàn thành được “sứ mệnh” bảo vệ con người trước dịch bệnh.
GS.TS NGÔ THẮNG LỢI – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Link: https://diendandoanhnghiep.vn/de-song-chung-an-toan-voi-covid-19-205709.html#