Thông tin báo chí về buổi giới thiệu “Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới 2024 – 2026”

Thông tin báo chí về buổi giới thiệu “Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới 2024 – 2026”

Thông báo

Thông tin báo chí về buổi giới thiệu “Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới 2024 – 2026”

I. BỐI CẢNH 

Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới 2024 – 2026: An sinh xã hội toàn dân cho hành động khí hậu và quá trình chuyển đổi công bằng” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được chính thức công bố toàn cầu vào ngày 12 tháng 9 năm 2024. Bên cạnh báo cáo toàn cầu, ILO cũng đã xuất bản “Báo cáo đồng hành khu vực Châu Á và Thái Bình Dương” vào 30 tháng 9 năm 2024. 

Báo cáo đồng hành được đưa ra vào một thời điểm quan trọng, khi khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đang đối mặt với những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, mối đe dọa của biến đổi khí hậu và những thách thức dai dẳng gắn với tính phi chính thức và thay đổi nhân khẩu học. Báo cáo cho thấy diện bao phủ của an sinh xã hội của khu vực đang có chuyển biến tích cực, tuy nhiên sự không đồng đều về tiến độ và tính bền vững tài chính, cùng với sự cần thiết phải giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu làm nổi bật nhu cầu cải thiện hệ thống một cách toàn diện. Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Buổi Giới thiệu “Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới 2024 – 2026”.

II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG

Mục tiêu của Buổi Giới thiệu nhằm phổ biến các thông điệp chính của Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới giai đoạn 2024-2026, cũng như nội dung của Báo cáo đồng hành khu vực Châu Á và Thái Bình Dương tới nhiều bên liên quan ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức xã hội, các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động, các đối tác phát triển, các cơ quan Liên Hợp Quốc, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các địa phương, các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí.

Để đạt được mục tiêu trên, Buổi Giới thiệu sẽ tập trung các nội dung sau:

– An sinh xã hội và Tiêu chuẩn lao động quốc tế – Xu hướng toàn cầu;

– An sinh xã hội ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương;

– An sinh xã hội ở Việt Nam, những thách thức và lựa chọn chính sách hướng tới an sinh xã hội toàn dân đến năm 2030.

III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

– Thời gian: 8h30 thứ Tư, ngày 30/10/2024.

– Địa điểm: Phòng Hội thảo tầng G, nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

IV. THÀNH PHẦN THAM DỰ

Buổi Giới thiệu có sự tham gia trình bày và thảo luận của các diễn giả chính:

– Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam  (ILO Việt Nam)

– Ông André Gama, Giám đốc Chương trình An sinh xã hội, ILO Việt Nam;

– Ông Nguyễn Hải Đạt, Điều phối Chương trình An sinh xã hội, ILO Việt Nam;

– GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;

– GS.TS Giang Thanh Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Buổi Giới thiệu có đại diện các đại sứ quán, đại diện các cơ quan của Liên Hợp Quốc; các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động, đại biểu từ các trường đại học; đại biểu từ các Viện nghiên cứu; đại biểu đến từ các địa phương, doanh nghiệp; một số tạp chí và cơ quan báo chí; các chuyên gia kinh tế; các diễn giả, tác giả tham luận.

Chương trình Buổi Giới thiệu được gửi kèm thông tin báo chí này.

Mọi thông tin về Buổi Giới thiệu, xin vui lòng liên hệ:

ThS. Bùi Thị Hương Thảo – Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, di động: 0943.247.422, email: thaobth@neu.edu.vn

ThS. Vũ Phương Linh – Phòng Truyền thông, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, di động: 0973.256.257, email: linhvp@neu.edu.vn

Để thêm thông tin về Báo cáo, xin vui lòng liên hệ:

Bà Trần Thùy Dương – Phụ trách Truyền thông, ILO Việt Nam, di động: 0919.904.209, email: duongt@ilo.org

Xin trân trọng thông báo!

                                                              BAN TỔ CHỨC

Báo cáo An sinh xã hội Thế giới 2024–26: Báo cáo đồng hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương

World social protection report 2024-26: Regional companion report for Asia and the Pacific

World Social Protection Report 2024-26: Universal social protection for climate action and a just transition

Đang tuyển sinh