Thông tin báo chí về Tọa đàm đối thoại chính sách: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”
15/02/2024 2024-02-15 22:40Thông tin báo chí về Tọa đàm đối thoại chính sách: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”
Thông tin báo chí về Tọa đàm đối thoại chính sách: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
——————-
Thông tin báo chí về Tọa đàm đối thoại chính sách:
“30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”
Bối cảnh:
Trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Từ nền kinh tế đóng và thay thế nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất và định hướng xuất khẩu trên thế giới. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa mới với thu nhập trung bình thấp. Tiếp nối thành công này, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu Việt Nam trở thành “Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao với nền công nghiệp hiện đại” vào năm 2030 và “Quốc gia phát triển có thu nhập cao” vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong 22 năm tới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Một số xu hướng lớn đang định hình tương lai của Việt Nam. Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên. Thương mại toàn cầu đang suy giảm và các doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường và xã hội. Suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và tự động hóa đang gia tăng. Đại dịch Covid-19, các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới đang đặt ra những thách thức chưa từng có có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển.
Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu kinh tế, giai đoạn 2024-2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình thành một nước công nghiệp theo tinh thần của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đây là thời mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nướcta đặc biệt là dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc CMCN 4.0. Do vậy, nhìn nhận, đánh giá các thành quả phát triển trong ba thập kỷ qua cũng như phân tích khả năng ứng phó với bối cảnh mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó, Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức Tọa đàm Đối thoại Chính sách quý 1 năm 2024 với chủ đề “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”. Kết quả của Tọa đàm sẽ cung cấp thêm thông tin cho công tác nghiên cứu tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ về các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh mới.
Mục tiêu và Nội dung Tọa đàm:
Mục tiêu của tọa đàm là đánh giá thành tựu phát triển của Việt Nam trong vòng ba thập kỷ qua, nhận diện những thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm tăng trưởng bền vững và trở thành nước có thu nhập cao.
Để đạt được mục tiêu trên, Tọa đàm sẽ tập trung các nội dung sau:
– Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua và phân tích những tồn tại, vấn đề đặt ra cho nền kinh tế;
– Phân tích các chính sách phát triển của Việt Nam, so sánh với kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực về xây dựng và thực thi chính sách phát triển;
– Gợi ý một số chính sách cho Chính phủ, các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm ứng phó với thách thức mới.
Thời gian và địa điểm tổ chức:
Thời gian: 8h00 ngày 22 tháng 02 năm 2024.
Địa điểm: Phòng Hội thảo tầng G nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Anh
Thành phần tham dự Tọa đàm:
Dự kiến 100 đại biểu bao gồm:
Đại biểu ngoài trường: Các cơ quan Trung ương: Ban Kinh tế Trung ương, UBKT Quốc hội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư…; các Viện nghiên cứu: Viện Kinh tế Việt Nam, Viện NC Quản lý kinh tế Trung ương,…; các Trường Đại học: Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính,…; đại diện cộng đồng doanh nghiệp; các đối tác phát triển, các tổ chức của Nhật Bản; các đối tác quốc tế của Nhà trường: ĐSQ Nhật Bản, Hà Lan, Lào, Campuchia; UNDP, Worldbank; các cơ quan thông tấn và truyền thông.
Đại biểu trong trường: Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng KH&ĐT, Hội đồng Tư vấn, đại diện lãnh đạo các đơn vị, các giảng viên và người học quan tâm.
Mọi thông tin về Tọa đàm, xin vui lòng liên hệ:
– ThS. Vũ Phương Linh – Phòng Truyền thông, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; SĐT: 0973.256.257; Email: linhvp@neu.edu.vn
– ThS Bùi Huy Hoàn – Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; SĐT: 0965.666.857; Email: hoanbh@neu.edu.vn
Xin trân trọng thông tin!
BAN TỔ CHỨC