Hội thảo khoa học quốc gia: “Nghị quyết 18/NQ-TW/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013”
30/08/2022 2022-08-30 15:32Hội thảo khoa học quốc gia: “Nghị quyết 18/NQ-TW/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013”
Hội thảo khoa học quốc gia: “Nghị quyết 18/NQ-TW/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013”
Sáng ngày 30/8/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường cùng Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Nghị quyết 18/NQ-TW/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013”.
Quang cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu ngoài trường có TS. Mai Văn Phấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai; TS. Kathrine Kelm – Chuyên gia cao cấp về Quản lý đất đai WorldBank; GS.TSKH Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT. Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng; GS.TSKH Lương Xuân Quỳ – Nguyên Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Đình Hương – Nguyên Hiệu trưởng; PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo – Trưởng Khoa Bất động sản & Kinh tế tài nguyên; cùng các thành viên Hội đồng Khoa học & Đào tạo; đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm trong toàn trường; các trường đại học, các Viện nghiên cứu; các chuyên gia kinh tế; đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí.
GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu
Tại Hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã khuyến nghị những chính sách kinh tế trong sửa đổi Luật Đất đai 2013. Cụ thể, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, cần lập bảng giá đất phù hợp với giá trị thị trường của đất đai và cần được cập nhật hằng năm. Phải có quy định về việc đăng ký và cập nhật giá đất hằng năm, quy định quyền ưu tiên mua của nhà nước đối với đất chuyển nhượng giá thấp.
Về vấn đề chống đầu cơ và điều tiết giá trị gia tăng từ đất, GS.TS Hoàng Văn Cường đề xuất, đối với đất riêng lẻ cần đánh thuế lũy tiến trên phần diện tích hoặc giá trị đất chiếm giữ vượt trên mức bình quân chung. Nợ thuế vượt quá 50% giá trị thửa đất thì thu hồi đất do vi phạm pháp nghĩa vụ tài chính đất đai. Sửa đổi quy định về kế hoạch sử dụng đất để thu hồi đất vùng phụ cận các dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang đô thị, các dự án phát triển kinh tế làm gia tăng giá trị đất liền kề.
Đối với cơ chế điều tiết giá trị gia tăng dự án đấu thầu sử dụng đất, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, giá đất khi đấu thầu dự án là mức giá cam kết thấp nhất dựa trên đơn giá dự tính và diện tích đất thương phẩm sau khi dự án hoàn thành. Khi dự án hoàn thành cần định giá lại mức giá của các loại đất thương phẩm.
TS. Mai Văn Phấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai trình bày tham luận “Định hướng sửa đổi Luật Đất đai”
Tại hội thảo, TS. Mai Văn Phấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có 8 điểm mới cơ bản, trong đó có những nội dung như: nâng cao chất lượng quy hoạch, định hướng quy hoạch bám theo hướng tuyến giao thông; sử dụng cả hai hình thức đấu giá và đấu thầu; tách giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng thành 2 dự án riêng; bỏ khung giá đất; xây dựng cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ đất…
Cũng theo TS. Mai Văn Phấn, hiện tại, ban soạn thảo đưa ra cơ chế nguyên tắc để xác định giá đất theo thị trường, nhưng vấn đề tiêu chí thị trường đang có rất nhiều quan điểm khác nhau. Thực tế giao dịch đất đai ở Việt Nam phần lớn là phi chính thức, nên cơ sở dữ liệu, nhất là về giá, chưa làm được đầy đủ. Do đó, rất khó có cơ sở xác định các yếu tố đầu vào để tính toán mức giá thị trường.
TS. Kathrine Kelm – Chuyên gia cao cấp về Quản lý đất đai WorldBank trình bày tham luận “Phát triển hệ thống thông tin đất đai làm nền tảng cho phát triển số và quản lý đất đai” thông qua hình thức trực tuyến
Các chuyên gia đánh giá, sự ra đời của Luật Đất đai năm 2013 đã thực sự tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực đất đai. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai thực hiện vẫn còn nổi lên nhiều tồn tại, bất cập. Trong đó, công tác quản lý và sử dụng đất vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển của thực tiễn. Đáng chú ý, có những vấn đề chưa giải quyết được triệt để nảy sinh trước đó. Điển hình, đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các đơn thư khiếu nại, tố cáo (trên 60%).
Hơn nữa, theo các doanh nghiệp, nhiều quy định, trình tự thủ tục của Luật Đất đai và các luật liên quan chưa thống nhất với nhau, tạo ra nhiều điểm nghẽn trong thực tế. Tình trạng này tạo ra rủi ro pháp lý cho các cơ quan thực thi, làm đình trệ nhiều dự án và tăng chi phí cho hoạt động đầu tư kinh doanh.
Với thực tế nêu trên, nhu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất lớn, không chỉ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà còn góp phần khơi thông nguồn lực phát triển, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT trình bày tham luận “Xử lý đất đai nông lâm trường giao cho người lao động và người dân tự khai phá”
Về vấn đề đất có nguồn gốc nông lâm trường quốc doanh, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ cho biết, cả nước có 256 công ty nông, lâm nghiệp do 49 địa phương, tập đoàn, tổng công ty quản lý thuộc diện thực hiện sắp xếp đổi mới. Sau khi thực hiện đổi mới, sắp xếp lại, các công ty tiếp tục quản lý, sử dụng 1,858 triệu ha đất, gồm hơn 1,836 triệu ha đất nông nghiệp và hơn 21.000 ha đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, đến nay, còn 95 doanh nghiệp vẫn chưa trình phương án sắp xếp. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh sau sắp xếp vẫn thấp, hiệu quả chưa cao, vẫn tồn tại nhiều vấn đề tài chính cũ. Hơn nữa, việc đo đạc, rà soát, cắm mốc ranh giới, lậpbản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận công ty, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại một số công ty còn phải tiếp tục xử lý. Diện tích đất bàn giao về địa phương mới được thực hiện khoảng 50% so với theo phương án được duyệt.
Do đó, các chuyên gia đề xuất cần xây dựng cơ sở dữ liệu số về đất đai; bổ sung thêm các quy định về cho thuế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với doanh nghiệp; phân định cụ thể các loại hình đất đai để có phương án quản lý phù hợp…
GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD và TS. Mai Văn Phấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLĐĐ điều hành phiên thảo luận tại Hội thảo
Các đại biểu thảo luận và đóng góp ý kiến tại Hội thảo
TS. Trịnh Mai Vân – Phó Trưởng phòng QLKH dẫn chương trình Hội thảo
Bài và ảnh: Phòng Truyền thông
Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Hội thảo:
Truyền hình Quốc hội:
Bỏ khung giá đất, xác định giá như thế nào cho sát với thị trường?
Truyền hình TTXVN: Tiếp tục góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi
Truyền hình Nhân dân: Nghị quyết 18 và vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai
CafeF: Bảng giá đất sát giá thị trường là nền tảng để tránh khiếu kiện
Saigontimes: Chống đầu cơ từ việc quản lý thuế đất và điều tiết giá trị gia tăng từ đất
Vnexpress: ‘Xác định bảng giá đất cần dựa trên giá trị thị trường’
Vneconomy: Chuyên gia đề xuất gì về đánh thuế lũy tiến đối với người sở hữu nhiều nhà đất?
Thời báo Tài chính: Bỏ khung giá đất là cuộc cách mạng về tư duy quản lý
Nhân dân: Một mảnh đất vướng 122 luật liên quan
Thời báo Ngân hàng: Những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
Bỏ khung giá đất: Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay
Diễn đàn Doanh nghiệp: Bãi bỏ khung giá đất là một cuộc “cách mạng”
Bảng giá đất sát giá thị trường là nền tảng để tránh khiếu kiến
Lao động: Bỏ khung giá đất “là cuộc cách mạng” thay đổi tư duy sang cơ chế thị trường
Thanh niên: GS Đặng Hùng Võ: ‘Cơ chế giao đất thông qua đấu giá tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại’
Hải quan online: Khuyến nghị sửa Luật Đất đai: Cần xây dựng khung giá đất sát giá thị trường
Quân đội Nhân dân: Bảng giá đất cần phù hợp với giá trị thị trường của đất đai
Người Lao động: Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Nợ thuế hơn 50% giá trị đất phải bị thu hồi
Vietnam Finace: GS.TS Hoàng Văn Cường: ‘Nên xây dựng bảng giá đất theo giá thị trường ổn định trong vòng 5 năm’
Đầu tư: Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn theo hướng nào?
Vnbusiness: Sửa Luật Đất đai để giải quyết tình trạng ‘một mảnh đất, nhiều luật chồng lên’
Sài Gòn giải phóng: Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ rào cản, phát huy nội lực – Luật hóa tư duy mới về giá đất
Sài Gòn đầu tư: Cơ sở tôn giáo sẽ phải nộp tiền thuế đất
Giá đất sát thị trường sẽ hạn chế đầu cơ, sốt ảo
Quản lý và định giá đất bằng công nghệ
Sửa cơ chế mới tránh thất thu nguồn thuế từ đất
Báo điện tử ĐCS Việt Nam: Phân bổ và khai thác đất đai hợp lý, công bằng và hiệu quả
Báo điện tử Chính phủ: Giải bài toán quy định chồng chéo, nâng hiệu quả quản lý đất đai
Báo Quân đội nhân dân: Bảng giá đất cần phù hợp với giá trị thị trường của đất đai
Tạp chí Thuế: Khuyến nghị bỏ khung giá đất, xây dựng giá đất sát giá trị thị trường
Báo Kiểm toán: Tạo độtphá trong sửa đổi Luật Đất đai
Báo Công thương: Sửa đổi Luật Đất đai 2013 sau khi có Nghị quyết 18-NQ/TW: Xử lý triệt để các chồng chéo về pháp luật
Nhà báo & Công luận: Chuyên gia kinh tế tranh luận về vấn đề bỏ khung giá đất: Nên hay không?
Người đưa tin: Khuyến nghị xoá khung giá đất, xây dựng giá đất sát với giá trị thực
Báo điện tử Tài nguyên & Môi trường: Nghị quyết 18/NQ-TW/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật đất đai
Xây dựng chính sách, Pháp luật: GS.TS Hoàng Văn Cường: Bỏ khung giá đất sẽ ‘động chạm’ nhiều
Phải giải được bài toán ‘một mảnh đất, rất nhiều luật chồng lên’
VOV5: Khuyến nghị những chính sách kinh tế trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Nợ thuế hơn 50% giá trị đất phải bị thu hồi
Báo Xây dựng: Khuyến nghị những chính sách kinh tế trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
Tạp chí DNVN: Giải pháp nào để chống đầu cơ đất?
Vietnam Plus: Khuyến nghị những chính sách kinh tế trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam: Khuyến nghị những chính sách kinh tế trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
Tạp chí Nhịp sống Thị trường: Chống đầu cơ đất đai bằng thuế lũy tiến
Tạp chí Kinh tế & Môi trường: Khuyến nghị những chính sách kinh tế trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
Tạp chí Một thế giới: GS-TS Hoàng Văn Cường: Bỏ khung giá đất là cuộc cách mạng về tư duy quản lý