2011 – Năm bản lề của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
04/01/2012 2012-01-04 0:002011 – Năm bản lề của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2011 – Năm bản lề của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2011 – NĂM BẢN LỀ CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN |
| GS.TS. Nguyễn Quang Dong Trưởng phòng Quản lý đào tạo |
Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo được xác là một nhiệm vụ mang tính chiến lược của trường Đại học Kinh tế quốc dân, là trách nhiệm xã hội cao cả của Trường. Đó cũng chính là một trong những công tác thiết thực nhất, cụ thể hóa phương châm “ Đổi mới, Hội nhập, Phát triển” của Đảng ủy và Ban Giám Hiệu.
Ngoài các nhân tố người dạy và người học ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo còn có ba nhân tố cơ bản khác: chương trình đào tạo, giáo trình học liệu và phương pháp giảng dạy. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trước hết thực hiện ở ba yếu tố này. Đổi mới chương trình đào tạo kéo theo đổi mới học liệu trước hết là giáo trình; yếu tố cơ bản thứ 3 – yếu tố ‘mềm’, nhưng giữ vai trò rất quan trọng – đó là đổi mới phương pháp pháp giảng dạy.
Với mục tiêu, ý nghĩa đó, năm 2011 Nhà trường đã và đang thực hiện ba công tác quan trọng, có tính chất bản lề và đạt được những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ, tự hào:
1.1. Công tác giáo trình, học liệu
Năm 2011 là năm ‘vàng’ của công tác giáo trình học liệu, là năm khởi động và đổi mới cơ bản hệ thống học liệu của Nhà trường. Cho dù ý tưởng đã có từ năm 2009, đến đầu năm 2011, Hiệu trưởng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị lập kế hoạch cụ thể triển khai công tác này. Ngày 15 tháng 4 năm 2011 Hiệu trưởng đã ban hành chỉ thị số 308 CT/HT-ĐHKTQD giao nhiệm vụ cho các chủ biên, các đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn giáo trình trọng điểm; đồng thời Hiệu trưởng cũng đã ra Quyết định số 1013/QĐ-ĐHKTQD , Quyết định số 1230/QĐ-ĐHKTQD về công tác học liệu của Trường. Các văn bản này đã đánh dấu một tư duy mới trong việc phát triển hệ thống học liệu của Trường. Lần đầu tiên Trường có quy định thống nhất về một giáo trình tiêu chuẩn (nội dung, hình thước, kích thước, độ dày,…). Chúng ta đã đạt một số kết quả ban đầu:
(i) Về công tác biên soạn: năm 2011 Nhà trường đã hoàn thành biên soạn 18 giáo trình trọng điểm, trung bình mỗi giáo trình dày 690 trang (khổ 16*24cm) và 12 giáo trình trọng điểm khác đang trong giai đoạn hoàn tất. Để hoàn thành 18 giáo trình trọng điểm trên đã có sự tham gia của 97 thầy cô, trong đó có 28 chủ biên.
(ii) Về công tác thẩm định: Nhà trường đã lập 19 Hội đồng thẩm định với hơn 120 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài trường phản biện và đánh giá các giáo trình.
(iii) Về đầu tư: Nhà trường đã đầu tư một khoản “ đột phá” 1, 7 tỷ đồng cho 18 giáo trình đã hoàn thành và dự kiến sẽ chi 1,2 tỷ đồng cho 12 cuốn tiếp theo.
(iv) Các học liệu khác: Trường cũng đã hoàn thành biên soạn lại 33 giáo trình bài giảng khác (với chi phí là 370 triệu đồng) và 50 giáo trình điện tử (theo nhiệm vụ do Bộ GD&DDT giao).
GS.TS. Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng, GS.TS. Phạm Quang Trung,
GS.TS. Nguyễn Quang Dong cắt băng khánh thành công bố bộ giáo trình chuẩn
Với sự cố gắng của các đơn vị chức năng, các bộ môn, các chủ biên, Trường đã thu được những sản phẩm hoàn toàn tương xứng, đạt tầm vóc quốc gia cả về hình thức và nội dung. Các giáo trình trọng điểm được sử dụng cho nhiều bậc đào tạo khác nhau từ bậc đại học trở lên, được dùng cho hệ chính quy và phi chính quy và sẽ được sử dụng mạng lưới các trường kinh tế, quản trị kinh doanh và quản lý.
1.2. Công tác phát triển các ngành học mới
Trải qua 55 năm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân mới có 8 ngành với 46 ngành, 7 chương trình đặc thù (EBBA, CTTT, CTCLC). Với tầm nhìn và nhãn quan chiến lược, cùng tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển của Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011 đã triển khai mở thêm các ngành học mới, kịp tuyển sinh năm 2012. Ngày 21 tháng 12 năm 2010, Đảng uỷ Nhà trường đã ra Nghị quyết số 61-NQ/ĐU về công tác sắp xếp, hoàn thiện cơ cấu ngành, chuyên ngành và tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Nhà Trường, Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập 08 tiểu ban, Hội đồngKhoa học và Đào tạo Nhà trường đã họp 02 phiên để tư vấn cho Hiệu trưởng, góp ý cho các Khoa về mở các ngành mới. Nhà trường đã huy động 135 nhà khoa học đề xuất và xây dựng các ngành đào tạo mới.
Bộ GD&ĐT đã giao cho Trường tự thẩm định chương trình đào tạo của 08 ngành mới do Trường đề nghị mở thêm. Nhà trường đã mời hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành tham gia thẩm định 08 ngành mới.
Với Sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường, sự góp sức và tư vấn của đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học ngày 29 tháng 11 năm 2011, vào đúng dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Trường được mở 08 ngành mới: Thống kê kinh tế, Toán ứng dụng trong kinh tế, Marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, trong đó có 3 ngành còn chưa có tên trong hệ thống mã ngành quốc gia. Với kết quả trên, Đại học Kinh tế quốc dân đứng đầu trong khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh về số ngành đào tạo. 16 ngành đào tạo thể hiện tính đa dang, tính chuyên môn hóa cao về đào tạo của Trường.
1.3. Hoàn thiện các ngành học cũ (08 ngành).
Công tác hoàn thiện các ngành học cũ được thực hiện đồng thời với việc xây dựng các ngành học mới. Ngoài Nghị quyết số 61-NQ/ĐU của Đảng ủy Nhà trường còn có Quy định số 472 ĐHKTQD-ĐT về các quan điểm, kết cấu của chương trình đào tạo mới do Hiệu trưởng ban hành. Quy định số 472 là kết quả của quá trình đổi mới tư duy trong xây dựng chương trình đào tạo, đề cao tính chủ động của Nhà trường, phát huy sự sáng tạo và vai trò của các nhà khoa học trong việc xây dựng chương trình đào tạo.
Để chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác này, Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập 08 tiểu ban cho 08 ngành với 81 cán bộ, giảng viên tham gia thực hiện. Đồng thời, Hiệu trưởng cũng đã mời 21 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia tham gia phản biện độc lập chương trình đào tạo của các ngành.
Ngay trước thềm năm mới 2012, công tác hoàn thiện 08 ngành hiện có (ngành cũ ) về cơ bản đã hoàn thành với sản phẩm là 08 chương trình đào tạo đến cấp ngành cùng bộ đề cương chi tiết các môn học.
Ba kết quả – Bộ giáo trình trọng điểm, mở 8 ngành đào tạo mới, hoàn thiện 8 ngành hiện có – là ba sự kiện nổi bật về đào tạo trong nhiều năm gần đây. Năm 2011 thực sự là năm bản lề, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Với những kết quả của năm 2011, trong năm 2012, Trường sẽ tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo đến các chuyên ngành, hoàn thiện 500 đề cương chi tiết, in toàn bộ các giáo trình trọng điểm và cung cấp đến sinh viên, biên soạn 30 giáo trình, phát triển thêm ngành đào tạo và xây dựng chuẩn đầu ra cho k54. Phát huy những thành tựu của 55 năm Đại học kinh tế quốc dân, năm 2012 sẽ là năm có nhiều thành công hơn nữa!
| Đại học Kinh tế quốc dân |