Toạ đàm khoa học với ĐH Tokyo Metropolitan- Nhật Bản : “Việt Nam trong quá trình đổi mới”
29/03/2012 2012-03-29 0:00Toạ đàm khoa học với ĐH Tokyo Metropolitan- Nhật Bản : “Việt Nam trong quá trình đổi mới”
Toạ đàm khoa học với ĐH Tokyo Metropolitan- Nhật Bản : “Việt Nam trong quá trình đổi mới”
Nằm trong chương trình hợp tác của Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Tokyo Metropolitan- Nhật Bản, sáng 27/3 vừa qua, tại phòng Hội thảo G2N10, Trường ĐH KTQD tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ để:“Việt Nam trong quá trình đổi mới” với ĐH Tokyo Metropolitan
Tham dự buổi tọa đàm, về phía Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế quốc dân có: GS. TS Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởngĐH Kinh tế quốc dân,GS.TSKH Võ Đại Lược – Viện Ngiên cứu kinh tế chính trị thế giới, PGS. TS Đào Phương Liên – Chủ nhiệm Khoa LLCT. Phía Nhật Bản có GS. Miyakawa Akira – ĐH ĐH Tokyo Metropolitan, GS. Saito Masami – ĐH Công nghệ Kitami. Tham dự toạ đàm còn có các nhà nghiên cứu khoa học đến từ nhiều trường đại học của Nhật Bản, đại học của Việt Nam và trường ĐH KTQD.
GS. Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng khai mạc buổi toạ đàm.
Trường Đại học Tokyo Metropolitan là một trong những trường có lịch sử lâu đời và uy tín nhất của Nhật bản và có nhiều hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học với trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Với chủ “Việt Nam trong quá trình đổi mới”, tại buổi toạ đàm các đại biểu đã được nghe 9 bài tham luận :
1, “Việt Nam trong quá trình đổi mới” – GS. Võ Đại Lược – Viện Ngiên cứu kinh tế chính trị thế giới
2, “Nguy cơ và tiềm năng của nền kinh tế thị trường – Quan điểm về phục hồi kinh tế và tái thiết Nhật Bản”- GS. Miyakawa Akira ( ĐH Tokyo Metropolitan )
3, “Khu vực tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”- PGS.TS Nguyễn Phương Liên
4, “Sự trầm trọng của việc tăng thuế tiêu dùng và an sinh XH và đề án cải cách của chúng tôi”–Mr. Oyama Masao .
5, “Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Nhật bản –Lao động tạm thời”-Mr. Hirano Atsuo ( ĐH Hamamatsu)
6, “ Các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô chống suy giảm kinh tế”GS. Nguyễn Kế Tuấn- ĐHKTQD
7, “Vấn đề nông nghiệp của Nhật Bản – Con người và hệ sinh thái” –Mr. Yoshida Mitsuru (Lớp nghiên cứu tư bản luận Saitama、Nhà nghiên cứu nông nghiệp)
8, Chế độ bồi thường nhà máy điện hạt nhân nhìn từ quan điểm của chính sách đổi mới”-GS. Saito Masami (ĐH Công nghệ Kitami)
9,“Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima và vấn đề năng lượng của Nhật Bản/Vận động bảo vệ môi trường”-Mr.Terashima Yoshihiro & Mr.Arai Katsuko
Trên cơ sở trao đổi những nội dung về qúa trình phát triển của Việt Nam và Nhật bản, Nhật bản hồi sinh sau động đất, sóng thần……, các đại biểu đã chia sẻ, đề xuất nhiều giải pháp, kinh nghiệm quí báu để phục hồi, phát triển nền kinh tế đất nước – vấnđề mà cả Việt Nam, Nhật bản đang rất quan tâm.
Kết thúc toạ đàm GS. Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân và GS. Miyakawa Akira – ĐH Shuto Daigakku Tokyo đều có chung một khẳng định : buổi toạ đàm đã đạt được mục tiêu đề ra, sự hợp tác, trao đổi học thuật, kinh nghiệm… giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của hai nước rất cần thiết, cần được duy trì thường xuyên và đi vào chiều sâu hơn nữa. Những vần đề mà buổi toạ đàm đặt ra sẽ tiếp tục được nghiên cứu, phân tích và tổng hợp để đưa vào các bài giảng, các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, làm cơ sở dữ liệu để cơ quan cấp trên ra nhũng quyết sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế dân sinh, xã hội và đất nước.
Đón nhận món quà do GS. Nguyễn văn Nam – Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân trao tặng, GS. Miyakawa Akira – ĐH Shuto Daigakku Tokyo đã bày tỏ tình cảm và ấn tượng sâu sắc về sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo và cán bộ chủ chốt Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Một số hình ảnh khác tại buổi toạ đàm.
Đoàn chủ tịch điều hành
Đại biểu bản trình bày tham luận
GS.Nguyễn Văn Nam trao quà kỷ niệm
Đại biểu chăm chú theo dõi các bài phát biểu
P. CTCT và QLSV